Bảo hộ thương hiệu nhãn hiệu tập thể

Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.

Khác với nhãn hiệu thông thường, nhãn hiệu tập thể thuộc về các thành viên của một tổ chức, ví dụ như Việt Nam hiện nay đã bảo hộ cho rất nhiều các đặc sản của địa phương thành nhãn hiệu tập thể, ví dụ như Vãi Thiều Thanh Hà, gốm Bát Tràng..

Việt Nam là một quốc gia có nhiều làng nghề truyền thống, nhiều sản vật địa phương, vì vậy, việc xây dựng nhãn hiệu tập thể cho các làng nghề sẽ giúp ích rất nhiều cho người dân của các vùng này phát triển sản xuất, cải thiện đời sống nhân dân.

Quyền nộp đơn:

Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.

Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể
Tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể

Mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.

Hàng hoá, dịch vụ nêu trong đơn Đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo Thoả ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.

Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
Tên, địa chỉ, căn cứ thành lập và hoạt động của tổ chức tập thể là chủ sở hữu nhãn hiệu;
Các tiêu chuẩn để trở thành thành viên của tổ chức tập thể;
Danh sách các tổ chức, cá nhân được phép sử dụng nhãn hiệu;
Các điều kiện sử dụng nhãn hiệu;
Biện pháp xử lý hành vi vi phạm quy chế sử dụng nhãn hiệu.

Để đăng ký và sử dụng nhãn hiệu tập thể, các tổ chức chủ sở hữu quyền có thể nhờ các luật sư, đại diện sở hữu trí tuệ trợ giúp về mặt pháp lý để tiến hành đăng ký.

Khi các tác giả, nhà văn, nhà thơ, bằng hoạt động sáng tạo của mình, tạo ra các tác phẩm viết như tiểu thuyết, tiểu luận, phê bình văn học, những tác phẩm này đem lại những giá trị tinh thần to lớn cho xã hội. Về khía cạnh pháp lý, tác phẩm viết cũng là một đối tượng được pháp luật Việt Nam bảo hộ dưới hình thức bản quyền tác giả.

Chủ sở hữu, tác giả tác phẩm viết có thể nhờ sự trợ giúp của các luật sư để tiến hành đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả Việt Nam.

Hồ sơ Đăng ký bản quyền đối với tác phẩm viết gồm những hồ sơ sau:

Bốn (04) chứng minh nhân dân của tác giả, bản copy có công chứng.
Giấy Ủy quyền theo mẫu của S&B Law soạn thảo, khách hàng ký và chuyển lại cho S&B Law 04 bản.
Giấy cam đoan theo mẫu của S&B Law soạn thảo, tác giả ký và chuyển lại cho S&B Law 04 bản.
Bốn (04) Quyết định giao nhiệm vụ (Nếu đăng ký chủ sở hữu là Công ty).
Bốn (04) Bản sao có công chứng Giấy phép đăng ký kinh doanh (Nếu đăng ký chủ sở hữu là Công ty).
Hai (02) tác phẩm viếtcần đăng ký

Dịch vụ của S&B Law trợ giúp khách hàng đăng ký phần mềm máy tính.

Soạn thảo bộ hồ sơ phục vụ cho việc đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản Quyền Tác Giả;
Đăng ký bản quyền tác giả tại Cục Bản Quyền Tác Giả;
Thay mặt khách hàng tiến hành mọi thủ tục pháp lý cần thiết tại cơ quan chức năng cho đến khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả.
Thời hạn để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký bản quyền tác giả là 10 – 15 ngày làm việc kể từ ngày S&B Law nộp hồ sơ hợp lệ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đề nghị sử dụng từ ngữ lịch sự hoặc nhận xét sẽ không bao giờ được hiển thị