Phong trào đặt tên công ty và quy tắc đặt tên công ty

Vừa gặp khách hàng nhân viên tư vấn của công ty đã phát nản 'Đăng ký giúp tôi tên công ty là *** toàn cầu nhé'.



Nghe đến cái tên có cụm từ TOÀN CẦU, nhân viên tư vấn lắc đầu thuyết phục khách hàng : 'Anh ơi ! cái tên toàn cầu nghe dễ trùng - chưa chắc đã đăng ký đuợc anh ạ'.
Khách hàng lắc đầu quầy quậy: 'Không - tôi thích cái tên đó - nghe nó kêu hơn và bao quát rộng hơn'.
... nản ...
THực ra cái tên cho doanh nghiệp nên tuân thủ theo các nguyên tắc chung chung như:
+ Đảm bảo không trùng
+ KHông gây nhầm lẫn.
+ Nên liên quan trực tiếp đến sản phẩm hoặc dịch vụ mà công ty kinh doanh
+ và vài cái nhỏ nhỏ khác như thật dễ nhớ với người dùng cơ bản hoặc thật ngắn nhằm các mục đích trên ....
Ấy thế , dù nhân viên tư vấn có nói gãy cả lưỡi - khách hàng kia vẫn kiên quyết muốn có từ TOÀN CẦU ở sau tên công ty cho nó to - nó oách . THật trăm bề nản . Cuối cùng thì không đăng ký được thật - thế mà khách hàng kia đã lục đục in danh thiếp phân phát khắp nơi, đã chuẩn bị làm biển quảng cáo và con dấu - đó là hậu quả của việc chưa chắc chắn , vội vã trong làm ăn - thể hiện sự thất bại ngay từ những giây phút đầu tiên - mong rằng các bạn sẽ thay đổi ý nghĩ và nên tham khảo kỹ các chuyên gia trước khi có dự định thành lập công ty.

Đừng để phong trào lấn át bạn. Hãy tuân theo nguyên tắc chung về đặt tên công ty các bạn nhé , Hãy xem các tấm gương như các công ty lớn - thương hiệu lớn - người ta đâu có chữ toàn cầu mà vẫn thành công cả ngoài nước đó thôi .


Sau đây là các thông tin khác cụ thể hơn nói về một nguyên tắc đặt tên cho công ty của bạn:


Tên gọi là điều đầu tiên mà các khách hàng và đối tác biết về bạn. Một cái tên đặc biệt và truyền cảm sẽ là cách quảng cáo tốt nhất cho công ty của bạn. Ngược lại, với một cái tên khó phát âm thì công việc kinh doanh của công ty sẽ rất dễ gặp phải trắc trở.
 
Có cả một bộ môn khoa học vềcách đặt tên cho công ty và sản phẩm/dịch vụ. Ở Việt Nam mọi người còn ít biết đến chuyên ngành khoa học này. Đôi khi cũng xuất hiện những cái tên thành công nhưng phần nhiều là do các ông chủ ngẫu nhiên chọn được. Hơn nữa, bộ môn khoa học này còn chứng minh rằng: khi tạo ra một cái tên cần phải cân nhắc đến rất nhiều yếu tố marketing khác.
Ai là các khách hàng tiềm năng của bạn? Điểm khác biệt của công ty bạn so với các đối thủ cạnh tranh khác là gì? Bạn muốn truyền tải thông điệp nào đến với khách hàng thông qua cái tên của mình? Liệu một cái tên êm ái du dương đã đủ thỏa mãn những yêu cầu về kinh doanh của công ty? Khi trả lời các câu hỏi này cộng với việc nắm vững những nguyên tắc chính của khoa học đặt tên, thì việc tìm được một cái tên thành công không phải là quá phức tạp. Và sau đây là những nguyên tắc chính của nghệ thuật đặt tên:
Tạo ra ấn tượng dễ chịu
Ấn tượng đầu tiên mà một cái tên cần phải có là làm cho các khách hàng và đối tác nảy sinh mong được tiếp cận với công ty của bạn. Ấn tượng được tạo thành từ cảm giác và những hình ảnh hiện lên trong nhận thức của mọi người. Ví dụ, nếu một công ty chuyên tổ chức các buổi lễ hội thì với cái tên “Tết” là rất thích hợp. Chỉ cần nghe thấy từ “Tết”, trong đầu mọi người đã xuất hiện nhiều hồi tưởng dễ chịu. Những cái tên tương tự có thể tự động tạo ra một hình ảnh có lợi cho công ty. Khi làm được điều này, có thể coi các ông chủ đã có trong tay một tấm “bùa hộ mệnh”.

Ngược lại những từ ngữ làm liên tưởng đến sự mất mát và đau khổ có thể làm hỏng uy tín công ty bạn. Thậm chí, một ‎ý tưởng kinh doanh tuyệt vời cũng chưa chắc đã cứu vãn được. Cũng vì l‎ do này mà bạn phải đặc biệt cẩn trọng với những với cái tên nước ngoài. Ví dụ, một người để bắt tay vào kinh doanh đã mua dịch vụ một công ty “có sẵn” mang tên «Red grave», trong khi bản thân anh ta không biết tiếng Anh và cũng không hề nghĩ đến điều này khi k‎ý kết hợp đồng mua bán.
Khi về đến trụ sở công ty, anh ta đưa giấy tờ cho một cộng sự của mình, anh bạn tái mặt hỏi: “Cậu có bị điên không? «Grave» có nghĩa là nhà mồ”. Lúc đấy, người mua muốn trả lại công ty “nhà mồ đỏ” thì đã muộn, cuối cùng đành phải mua một công ty khác.
Khêu gợi sự tò mò
Bạn hãy làm sao để tên công ty không những mang lại ấn tượng dễ chịu mà còn kích gợi trí tò mò của mọi người. Ví dụ, một nhà xuất bản mang tên “Quả cam tím”, trong cụm từ này chứa yếu tố bất ngờ vì chứa đựng mâu thuẫn. Trong tự nhiên, chỉ có cam xanh, cam vàng, vậy khi nghe thấy cái tên này, trong tiềm thức của mọi người sẽ xuất hiện câu hỏi: “Tại sao cam lại tím? Đây là loại quả gì vậy?”. Và kết quả là họ sẽ tìm cách tiếp cận công ty để thỏa mãn trí tò mò một cách vô ‎ý thức.
Hướng tới thị hiếu của các khách hàng
Trước khi quyết định lựa chọn một cái tên nào đó, bạn cần phải hình dung ra trong đầu chân dung các khách hàng tiềm năng của mình. Một cái tên thích hợp với lứa tuổi “tin” hoàn toàn có thể gây phản cảm đối với những người già và bảo thủ. Ví dụ, các thanh thiếu niên sẽ bị hút vào cửa hàng mang tên “Người lữ hành kỳ dị”, nhưng với phần đông những người về hưu thì họ không thấy hứng thú với những cái tên như vậy. Hay ngược lại, những cái tên chiếm cảm tình của người đứng tuổi như “Gia đình”, “Ấm cúng” ít có tác động đến tầng lớp thanh niên.
Hoặc những người giàu có thường có cảm tình với những công ty mang cái tên gợi liên tưởng đến sự cao sang. Ví dụ, họ thích mua quần áo trong các cửa hàng “Thẩm mỹ”, mua đồ gỗ ở “Sang trọng”.
“Hãy quên cái tên của bản thân”
Một trong những sai lầm thường phạm phải của các chủ doanh nghiệp là trộn lẫn tên mình vào trong tên của công ty. Đặc biệt các chủ cửa hàng thực phẩm, hàng ăn hay mắc phải sai lầm này. Tại sao bạn lại không nên làm điều này, vì các l‎ý do sau đây:
Thứ nhất, một cái tên thương mại thành công thường độc đáo và duy nhất, trong khi đó có cả hàng trăm nghìn người có tên giống như bạn.
Thứ hai, một cái tên độc đáo cho phép bạn nổi bật giữa các đối thủ cạnh tranh, còn nếu lấy tên mình đặt cho công ty, thì bạn hoàn toàn có thể lẫn vào trong danh sách các đối thủ của mình, mặc dù bạn có thể thêm vào đó những con số ví dụ như “99” hay một chữ cái nào đó ví dụ như “M”.
Thứ ba, vì uy tín xấu của một công ty nào đó mang tên giống tên của bạn có thể ảnh hưởng đến công ty của bạn.
Và cuối cùng, hoàn toàn có thể vào một lúc nào đó bạn muốn bán đi công ty của mình, hiển nhiên, ông chủ mới sẽ không thích một công ty mang tên người khác.
Chỉ nên sử dụng tên mình làm tên công ty trong một số các trường hợp đặc biệt. Ví dụ, bạn là một luật sư rất nổi tiếng và tên của bạn đồng nghĩa với sự đảm bảo về tính chuyên nghiệp và có uy tín cao. Ngoài ra, tên và họ của bạn có thể đặt cho công ty khi nó rất nổi tiếng với phần đông mọi người ví như «Nina Ricci», «Mary Kay».
Tránh mô tả
Một số các chủ doanh nghiệp thường có xu hướng đem vào cái tên công ty càng nhiều thông tin càng tốt về hoạt động kinh doanh của mình. Vì vậy, bạn có thể bắt gặp những cái tên rất phức tạp, ví như “Công ty sản xuất, cung ứng và sửa chữa thiết bị xây dựng”.
Khi lựa chọn những cái tên kiểu này, tác giả của chúng thường nghĩ đến chức năng hoạt động của công ty nhiều hơn là thị hiếu và động cơ của các khách hàng tiềm năng. Mặc dù, các nghiên cứu thực tiễn cho thấy, mọi người thường khó tiếp thu và khó nhớ những “câu thần chú” gồm những thuật ngữ kỹ thuật. Nhưng nhược điểm chính của một cái tên mô tả nằm ở chỗ nó dễ bị chìm lẫn giữa các đối thủ cạnh tranh và khó có thể nổi bật lên được.
Thêm một chút hài hước
Đôi khi sẽ rất có ích nếu bạn hài hước đôi chút. Các khách hàng thường đánh giá cao điều này, và công việc kinh doanh của bạn nhờ đó mà được quảng cáo miễn phí.
Tuy nhiên, khi nghĩ một cái tên hài hước, thì quan trọng nhất là bạn đừng đi quá giới hạn, vì có thể dẫn đến trường hợp làm cho các khách hàng tiềm năng coi thường bạn. Có thể họ vẫn phá lên cười nhưng họ sẽ mua hàng ở đối thủ cạnh tranh của bạn.
Hãy cẩn thận với những “kẻ ăn cắp”!
Trước khi bắt đầu tiến hành các chiến dịch quảng bá thương hiệu của mình, bạn phải kiểm tra xem cái tên mình chọn đã thuộc quyền sở hữu của ai đó chưa? Đã có ai đăng k‎ý cái tên này trước bạn chưa? Vì hoàn toàn có thể, vào một ngày đẹp trời, chủ sở hữu chính thức tên công ty bạn sẽ buộc bạn phải mua lại quyền sở hữu với giá cao ngất.
Tên không có ý nghĩa
Có thể chọn một cái tên truyền cảm và dễ nhớ mà không cần sử dụng những từ ngữ trực tiếp miêu tả lĩnh vực kinh doanh của công ty. Ví dụ, từ «Kodak», được nghĩ ra từ năm 1988 đến nay nhưng vẫn được coi là một trong những tên thương hiệu thành công nhất. Người sáng lập ra Kodak đã đặt ra những tiêu chí sau khi đặt tên cho công ty của mình: ngắn; không có ‎bất cứ một ý nghĩa nào; ân thanh rõ và khó xuyên tạc. Và Kodak chính là tổng hợp của những yếu tố đó.
Xerox cũng được tạo ra trên những nguyên tắc như vậy và đã trở nên thông dụng trên toàn thế giới, thậm chí, còn trở thành danh từ chung chỉ một hình thức kỹ thuật.

Một tài liệu khác nói về 5 bước đặt tên cho doanh nghiệp

Một cái tên phù hợp với đặc thù hoạt động của doanh nghiệp và có vẻ sắc sảo tất nhiên có sức thu hút đối với khách hàng. Nếu đã lỡ chọn cái tên rất mờ nhạt, tối nghĩa và thiếu khả năng khơi nguồn cảm hứng cho khách hàng thì doanh nghiệp vẫn có thể đổi tên như một số doanh nghiệp từng làm điều này thành công, chẳng hạn Xerox từng có tên là The Halloid Company, tên ban đầu của Nissan là Datsun... Theo các chuyên gia, doanh nghiệp có thể tuân theo những nguyên tắc dưới đây để tạo ra những cái tên ấn tượng.

1. Dễ nhớ
Những công ty lớn luôn có những cái tên có khả năng tạo ra “chất keo” trong tâm trí của người tiêu dùng. Trong quá trình tìm tòi sáng tạo để đặt tên cho doanh nghiệp, nên để ra một khoảng thời gian dài, ít nhất là một tuần, kể từ khi bắt đầu hội ý đến khi ra quyết định để cân nhắc kỹ các lựa chọn.
Ngay cả khi doanh nghiệp cảm thấy đã chọn ra được vài ba cái tên tốt thì vẫn nên tiếp tục hội ý. Tên tốt nhất là tên có thể được bật ra ngay trong đầu của mọi người mà không cần phải xem lại danh sách tên đã được chọn.

2. Ngắn gọn nhưng súc tích
Những cái tên như Nike, Apple, Facebook, Twitter, DreamWorks, Pixar và eBay có những đặc điểm gì chung? Trước hết, đó đều là những công ty thành công. Nhưng còn một điểm chung khác là tên gọi của những công ty này chỉ có hai âm tiết.
Nghiên cứu cho thấy những gì ngắn gọn thì luôn tạo ra khả năng nhớ lâu. Do đó, doanh nghiệp nên chọn những cái tên ngắn, mạnh mẽ, dễ nhớ.

3. Phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp
Nên cân nhắc đến hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ đặc thù mà doanh nghiệp đang cung cấp khi đặt tên. Trường hợp của Marc Andreessen, đồng sáng lập của Netscape (công ty có tên gọi ban đầu là Mosaic), từng làm việc trong một dự án phát triển phần mềm mã nguồn mở là một ví dụ.
Trong cuốn sách Marc Andreessen: Web Warrior (Marc Andreessen: Người chinh phục web), tác giả Daniel Ehrenhaft kể lại rằng Andreessen rất hài lòng với tên gọi Mosaic, nhưng phần mềm này vẫn chưa thể chạy nhanh và an toàn như mong đợi
của anh.
Do đó, Andreessen đã quyết định viết lại chương trình và tạo ra phiên bản Godzilla thay thế cho các phần mềm internet trước đây của mình. Năm 2002, anh lại giới thiệu ra thị trường phiên bản Mosaic Godzilla, viết tắt thành Mozilla và đã làm thay đổi hoàn toàn thế giới internet.
Firefox - trình duyệt web hàng đầu của Mozilla hiện đang được xem là một trong những trình duyệt web được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới.

4. Gắn liền với một câu chuyện
Một số tên gọi công ty thường sáo rỗng và không tạo ra một nguồn cảm hứng nào cho khách hàng. Vào ngày lễ Tạ ơn năm 1904, Công ty Holt đã chụp những bức ảnh về chiếc máy kéo ủi đất chạy bằng động cơ hơi nước mới nhất của mình.
Trong tiểu sử của nhà sáng lập Công ty Benjamin Holt có đoạn kể rằng một nhiếp ảnh gia đã miêu tả “chiếc máy kéo này di chuyển như một con sâu bướm (carterpillar)”.
Khi nghe những lời nhận xét ví von như vậy, Holt đã bật ra tên gọi cho chiếc máy kéo ủi đất: “Caterpillar. Đó là tên cho chiếc máy kéo này!”. Đến năm 1910, Holt chính thức đăng ký nhãn hiệu Caterpillar cho công ty sản xuất thiết bị xây dựng của mình.

5. Sáng tạo ra một ngôn ngữ mới
Tạo ra một từ mới không phải là giải pháp cuối cùng, mà nên là lựa chọn đầu tiên khi doanh nghiệp xem xét đặt tên công ty. Hai nhà sáng lập của Google đã không đi tìm tên công ty của họ từ bất cứ một cuốn sách hay nguồn tài liệu nào vì trước đó những cái tên này chưa hề tồn tại.
Doanh nghiệp nên suy nghĩ một cách sáng tạo như kết hợp hai từ hoặc hai khái niệm lại với nhau hoặc cải biên một từ có sẵn để tạo ra một từ mới. Khách hàng sẽ luôn đánh giá cao những nhãn hiệu của những công ty độc lập, dám chấp nhận rủi ro để tạo ra sự khác biệt với đối thủ cạnh tranh.

Nếu bạn đã sẵn sàng thành lập công ty ! đừng ngần ngại click !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đề nghị sử dụng từ ngữ lịch sự hoặc nhận xét sẽ không bao giờ được hiển thị