1. Bạn cần phân biệt "Sổ hộ khẩu" với "Sổ đỏ, sổ hồng" (Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở). Sổ hộ khẩu là văn bản ghi nhận nơi đăng ký thường trú hợp pháp của công dân. Người có tên trong hộ khẩu chưa chắc đã phải là người chủ sở hữu hợp pháp ngôi nhà đó, bởi theo luật cư trú thì nơi cư trú đó có thể là thuê, mượn, ở nhờ...
2. Bạn cần xem Giấy chứng nhận quyền sở hữu ngôi nhà đó đứng tên ai để xác định chủ sở hữu hợp pháp của căn nhà đó. Nếu cha bạn đó là chủ sở hữu căn nhà, ông ấy qua đời không để lại di chúc thì căn nhà đó thuộc về hàng thừa kế thứ nhất của ông ấy theo quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 676 Bộ luật dân sự: Cha, mẹ, vợ và các con của ông ấy. Bạn của bạn chỉ được sang tên GCN QSD đất đó nếu được các anh chị em khác và mẹ bạn đó đồng ý bằng văn bản.
3. Để đăng ký sang tên tài sản theo thừa kế thì gia đình bạn đó phải lập văn bản thỏa thuận, phân chia di sản thừa kế có công chứng và nộp vào phòng TN&MT để sang tên. Nếu không thống nhất được việc phân chia thừa kế thì một trong các thừa kế có thể khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết theo pháp luật.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đề nghị sử dụng từ ngữ lịch sự hoặc nhận xét sẽ không bao giờ được hiển thị