Thủ tục thành lập DN hoặc góp vốn

Dưới đây là trình tự thủ tục của việc góp vốn và thành lập doanh nghiệp:

Về thủ tục góp vốn:

Bạn cần làm thủ tục tăng vốn điều lệ công ty, số vốn tăng do một (cá nhân giám đốc) hoặc một số thành viên công ty góp bằng tài sản là chính các cây xanh trên. Hồ sơ gồm có:
- Biên bản họp Hội đồng thành viên/đại hội đồng cổ đông về việc tăng vốn điều lệ và các nội dung thay đổi ĐKKD kéo theo (thay đổi cổ đông/thành viên, tỷ lệ vốn góp...)
- Quyết định của Hội đồng quản trị/hội đồng thành viên về việc thay đổi dkkd, tăng vốn điều lệ;
- Thông báo về việc thay đổi dkkd (tham khảo mẫu tại Thông tư 14/2010/TT-BKH)
- Danh sách số lượng, giá trị của từng cây xanh
- Biên bản định giá của các thành viên/cổ đông sáng lập/tổ chức định giá về giá trị của các tài sản góp vốn (điều 30 Luật doanh nghiệp)
- Biên bản giao nhận tài sản góp vốn (tham khảo quy định tại điều 29 Luật Doanh nghiệp)
Sau đó doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ trên lên phòng đăng ký kinh doanh - Sở KHĐT tỉnh, thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính để thực hiện thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.

* Thủ tục đăng ký kinh doanh của DN cần thực hiện theo các bước sau:

CÁC THỦ TỤC THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP

Bước 1: Đăng ký thành lập doanh nghiệp với Sở kế hoạch đầu tư Tỉnh, Thành phố.

I/ Đăng ký thành lập doanh nghiệp với sở kế hoạch và đầu tư tỉnh, thành phố.
1/Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên ( nhưng không quá tối đa 50 thành viên).

Trước khi lên sở kế hoạch và đầu tư cần phải thực hiện các giấy tờ sau:
1. Biên bản họp hội đồng thành viên về việc thành lập công ty. Trong đó, ai giữ chức vụ chủ tịch hội đồng thành viên, nếu có thành viên được hội đồng thành viên bổ nhiệm là giám đốc công ty thì không cần phải thuê giám đốc. Nếu giám đốc là thành viên ngoài hội đồng quản trị thì cần phải có quyết định bổ nhiệm giám đốc.

2. Điều lệ công ty ( các thành viên góp vốn phải ký vào từng trang của bản điều lệ), tốt nhất là làm từ 05 (năm) bản trở lên vì sở kế hoạch và đầu tư giữ một bản, một bản gởi cơ quan thuế, các bản khác lưu tại công ty, sẽ rất có ích sau này trong việc bổ sung điều lệ công ty trong quá trình hoạt động. Trong quá trình soạn điều lệ, các thành viên cần phải bàn bạc kỹ từng điều khoản.... Không nên phó thác cho cty tư vấn.

3. Giấy chứng nhận vốn góp của các thành viên ( ai góp bao nhiêu, góp bằng gì ( vàng, tài sản, usd, tiền mặt,.....phải quy đổi ra đồng việt nam tại thời điểm góp vốn; thành viên nào góp bằng tài sản là nhà cửa, máy móc, xe cộ,... thì phải thành lập thêm ban định giá tài sản quyết định giá trị của tài sản góp vốn).

4. Sổ đăng ký thành viên tham gia góp vốn.

5. Thông báo góp đủ vốn của các thành viên.

6. Giấy chứng minh nhân dân và sổ hộ khẩu ( bản chính và bản sao có công chứng) của tất cả thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty.

7. Công văn thành lập doanh nghiệp.
Sau khi đã thực hiện các giấy tờ trên đầy đủ, đến sở kế hoạch và đầu tư nộp hồ sơ.

Các bạn cũng có thể đăng ký kinh doanh qua mạng tại địa chỉ : www.dpi.hochiminhcity.gov.vn ( nếu các bạn ở tp.HCM).

Thông thường nếu hồ sơ nộp trực tiếp tại sở kế hoạch và đầu tư thì mất thời gian trong vòng khoảng 7 ngày, nhưng nếu các bạn đăng ký kinh doanh qua mạng thì hồ sơ sẽ giải quyết nhanh hơn chỉ trong vòng chưa đầy một tuần. Và khi sở kế hoạch và đầu tư có thông tin phản hồi từ việc đăng ký kinh doanh qua mạng sẽ gởi cho các bạn phiếu thu phí. Khi đó, bạn đến sở kế hoạch và đầu tư nộp các loại giấy tờ trên, và các bạn có thể lấy giấy phép trong ngày.

Khi đi lấy giấy phép, người đại diện theo pháp luật phải mang theo giấy chứng minh nhân dân bản chính còn hiệu lực trong vòng 15 năm.

Bước 2: đăng ký dấu công ty TNHH có từ 2 đến 50 thành viên.

Sau khi sở kế hoạch và đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh cho các bạn có kèm theo giấy chứng nhận khắc dấu. Các bạn mang giấy chứng nhận khắc dấu đến Phòng Cảnh Sát Quản Lý Hành Chánh về Trật Tự Xã Hội - Công An tỉnh, thành phố để tiến hành thủ tục khắc dấu.

Nếu do các bạn đi khắc dấu thì phải có giấy uỷ quyền của người đại diện theo pháp luật công ty đó, và giấy uỷ quyền này phải được công chứng tại phòng công chứng quận, huyện.

Nếu do người đại diện theo pháp luật đi khắc dấu thì chỉ cần mang giấy chứng nhận khắc dấu thôi.

Trong cả hai trường hợp trên, đều phải mang theo giấy chứng minh nhân dân.

Thời gian để cấp con dấu hiện nay là 3 (ba) ngày, sau khi có giấy hẹn.

Lệ phí khắc dấu là :20.000đồng cộng với dấu công ty , nếu là dấu đồng thì 300.000 đồng , còn nếu là dấu có tẩm mực sẳn thì giá là 350.000 đồng.

Và khi đi lấy dấu về cũng nhớ mang theo giấy hẹn và giấy chứng minh nhân dân để lấy dấu.

TRONG MỌI TRƯỜNG HỢP LÀM GIẤY TỜ VỀ THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP ĐỀU PHẢI MANG THEO GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN

Bước 3: Đăng ký thuế với Cục Thuế tỉnh, thành phố và chi cục thuế

Khi có giấy phép đăng ký kinh doanh , các bạn nhanh chóng photo thành nhiều bản có công chứng rồi đi đăng ký thuế với Cục Thuế tỉnh, thành phố . Nếu sau thời gian bảy ngày mà công ty các bạn chưa đăng ký với cơ quan thuế thì sẽ bị phạt rất nặng theo nghị định 100 ban hành ngày 25/02/2004 của Bộ Tài Chính.

Khi đăng ký với Cục Thuế , họ sẽ cho bạn một bộ hồ sơ kê khai thuế ban đầu và kèm theo một phiếu hẹn.

Bạn cầm bộ hồ sơ đó về điền vào , rồi đưa cho giám đốc ký đóng dấu.

Song song với thời điểm này, cần làm con dấu vuông có khắc tên công ty, mã số thuế, địa chỉ.

Bước 4 : Đăng ký bộ hồ sơ thuế ban đầu với chi cục thuế quận huyện sau khi đã được cấp giấy đăng ký mã số thuế và tiến hành thủ tục mua hoá đơn lần đầu.

Bộ hồ sơ mua hoá đơn lần đầu, cần có các loai giấy tờ sau:
1/Đơn xin mua hoá đơn ( theo mẫu file đính kèm)
2/ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh( ba bản pho to có công chứng)
3/Giấy chứng nhận đăng ký thuế( ba bản photo có công chứng)
4/Hợp đồng thuê nhà hoặc giấy ưng thuận cho mượn nhà( 01 bản photo có công chứng)
5/Bản vẽ sơ đồ địa điểm trụ sở chính từ địa chỉ công ty đến cơ quan thuế 9 giám đốc ký tên đóng dấu)
6/ Giấy giới thiệu người đến mua hoá đơn
7/Bản sao giấy chứng minh nhân dân của giám đốc ( không cần công chứng sao y) và của người đến mua hoá đơn ( kèm theo bảng chính).

Bước 5: Đăng ký lao động, thang bảng lương, bảo hiểm xã hội , bảo hiểm y tế.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đề nghị sử dụng từ ngữ lịch sự hoặc nhận xét sẽ không bao giờ được hiển thị