Giấy phép lao động và giấy phép lưu trú cho người nước ngoài của Topiclaw

Sáng nay là một sáng đầy may mắn của +Nguyễn Linh khi nhận được cùng lúc cả giấy phép lao động cho người nước ngoài và thẻ tạm trú cho người nước ngoài.

Các cá nhân làm cho các tổ chức, hoặc theo hợp đồng kinh tế là người nước ngoài thì đều phải xin giấy phép lưu trú và giấy phép lao động mới được sinh sống và lao động tại Việt Nam, hồ sơ thì rõ ràng là bằng ấy thứ  nhưng không phải cá nhân hay tổ chức nào cũng có thời gian để đi xin giấy phép này, việc đó có thể đơn giản hơn nhiều nếu bạn liên hệ tới Topiclaw và gặp bạn Hạnh, bạn ấy tư vấn trực tiếp mà !

Topiclaw cũng cung cấp dịch vụ gia hạn giấy phép lao động cho cá nhân là người nước ngoài đang lao động tại Việt Nam, các bạn có thể liên hệ tới Topiclaw để được tư vấn thêm nhé !

Chúc mọi người một ngày làm việc vui vẻ !

Sản phẩm dầu cọ được công bố tại Topiclaw

Các doanh nghiệp có một địa chỉ quen thuộc để công bố sản phẩm nhập khẩu của mình đó là công ty Luật Topiclaw !

Hôm nay +Nguyễn Linh nhận được hợp đồng công bố sản phẩm dầu cọ của một doanh nghiệp phía nam. Doah nghiệp này chuyên kinh doanh các sản phẩm thực phẩm và nhập khẩu, phân phối trong nước !

Sản phẩm dầu cọ là thực phẩm, nên Linh công bố chúng theo dạng thực phẩm, hồ sơ dầy cả mét ngập đầu.

+Nguyễn Linh ghi chép !

Đăng ký lưu hành cho doanh nghiệp sản xuất nước rửa chén !

Vừa rồi +Phạm Hằng đã nhận được một hợp đồng đăng ký lưu hành sản phẩm cho một nhà máy sản xuất nước rửa chén.

Topiclaw vẫn thường xuyên nhận được các hợp đồng đăng ký lưu hành sản phẩm, trong đó có lẽ nhiều nhất là các sản phẩm trang thiết bị y tế. Lâu lâu mình lại nhận được các hợp đồng về các sản phẩm khác.

Doanh nghiệp này ngay khi ký hợp đồng lại thỏa thuận cả đăng ký nhãn hiệu, thông thường khách hàng khi đã sử dụng dịch vụ tại Topiclaw một lần sẽ được khuyến mại 10% cho các dịch vụ tiếp theo nên khách hàng này cũng không ngoại lệ, cảm giác họ rất hài lòng về chất lượng phục vụ của Topiclaw !

Cảm ơn các bạn đã theo dõi !

Tư vấn ly hôn của Topiclaw đang được quan tâm

Xin chào các bạn, tôi là +Nguyễn Quang Hiển , tôi tư vấn trên chuyên mục hỏi đáp của Topiclaw.

Dạo này tôi hoàn toàn bị đắm chìm trong các câu hỏi về ly hôn, các câu hỏi xin được tư vấn ly hôn được gửi tới Topiclaw rất nhiều, hàng trăm hoàn cảnh hàng nghìn trường hợp làm đầu óc tôi căng thẳng, đây là con số thực tế mà tôi nhìn thấy và trải nghiệm chứ không phải xem bất kỳ một số liệu thống kê nào.

Vợ xin ly dị chồng, chồng xin ly dị vợ, tranh chấp gia sản và dành quyền nuôi con, xoay quanh vài vấn đề đó, cộng thêm với yêu cầu hộ viết đơn xin ly hôn, làm tôi càng mất dần cái gọi là "niềm tin vào hạnh phúc"...

Bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa của Việt Nam tại Thị trường Quốc tế

Trong thời kỳ hội nhập, nhãn hiệu hàng hoá (NHHH) được coi là tài sản quí giá của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Việt Nam trong thời gian qua cũng đã nhận thức được rằng, NHHH là công cụ cạnh tranh cực kỳ quan trọng. Gần đây, hàng loạt các vụ tranh chấp về NHHH giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp Việt Nam và giữa các doanh nghiệp Việt Nam với các doanh nghiệp nước ngoài là những hồi chuông cảnh báo nguy hiểm cận kề nếu doanh nghiệp Việt Nam không chú trọng đến việc xây dựng và bảo hộ NHHH của mình trên thị trường trong và ngoài nước.

Trong phạm vi bài viết này, tác giả muốn đề cập đến 3 vấn đề: thứ nhất, hiểu thế nào cho đúng về NHHH; Thứ hai, hoạt động bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước; Thứ ba, thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH theo thoả ước Madrid.
1. Nhãn hiệu hàng hoá là gì?
Điều 785 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “NHHH là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. NHHH có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc”.
Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ Thế giới WIPO thì “NHHH là bất kỳ dấu hiệu nào giúp chỉ rõ hàng hoá của một doanh nghiệp và phân biệt hàng hoá của doanh nghiệp với hàng hoá của doanh nghiệp khác”.
Như vậy, NHHH nói chung là dấu hiệu nhằm phân biệt sản phẩm của doanh nghiệp này với sản phẩm của doanh nghiệp khác. 
Các đối tượng bảo hộ sở hữu trí tuệ còn đề cập đến các khái niệm khác bao gồm:

Tên gọi xuất xứ của hàng hoá, Điều 786 Bộ luật Dân sự Việt Nam quy định: “Tên gọi xuất xứ của hàng hoá là tên địa lý của nước, địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, địa phương đó với điều kiện những mặt hàng này có các tính chất, chất lượng đặc thù dựa trên các điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả hai yếu tố đó ”.
Điều 14 Nghị định 54/2000/NĐ-CP Việt Nam quy định: 
Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: a) thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, địa phương thuộc một quốc gia; b) Thể hiện trên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan tới việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng về chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu là do nguồn gốc địa lý tạo nên.
Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: a) Là tập hợp chữ cái, có thể kèm theo chữ số, phát âm được; b) có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với các chủ thể kinh doanh khác trong cũng lĩnh vực kinh doanh.
Tuy nhiên, trong các chương trình phát động của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, và các Bộ ngành của Việt Nam thời gian qua đều đề cập đến một khái niệm khác: Thương Hiệu. Trong tất cả các văn bản pháp qui của Việt Nam và thế giới đều không đề cập đến cụm từ Thương hiệu mà chỉ đề cập đến nhãn hiệu thương mại, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại… Vậy thương hiệu là gì?
Câu hỏi này đã làm cho không ít người băn khoăn, cho rằng đây là một khái niệm mới mà không được định nghĩa ở đâu cả.
Theo lời giải thích của Bộ Thương mại thì Thương hiệu không phải là một khái niệm mới là một thuật ngữ phổ biến trong marketing được người ta sử dụng khi đề cập đến: a) nhãn hiệu hàng hoá, b) tên thương mại của tổ chức cá nhân hay c) chỉ dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ của hàng hoá. Nếu đc các sách marketing thì chỉ đề cập đến cụm từ Trademark: nhãn hiệu thương mại, Brand: nhãn hiệu mà không có cụm từ tương ứng mang nghĩa thương hiệu như Việt Nam.
Căn cứ vào phần trả lời phỏng vấn của Phó Cục trưởng Cục Sở hữu công nghiệp – Trần Việt Hùng thì thương hiệu là cụm từ dùng để chỉ: a) nhãn hiệu hàng hoá; b) tên gọi xuất xứ của hàng hoá; c) chỉ dẫn địa lý.
Trong bài phát biểu của một bà giám đốc trong chương trình phóng sự của giải thưởng Sao vàng đất Việt lại cho rằng: thương hiệu là sự kết hợp của vùng nguyên liệu, công nghệ, uy tín sản phẩm …
Ở đây tác giả còn chưa kể đến Thương hiệu được dùng mang ý nghĩa là nhãn hiệu chứng nhận như chương trình xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam- Trade Value Inside – do Bộ Thương mại chủ trì.
Trong bài Thương hiệu và Nhãn hiệu của tác giả Doãn Thế Đính đăng trên tạp chí Thương mại số 31/2003 lại đưa ra một định nghĩa mới: “Thương hiệu là quá trình xây dựng hình ảnh biểu trưng của sản phẩm và của tổ chức doanh nghiệp… Sau khi đăng ký bảo vệ thương hiệu và được chấp nhận thì thương hiệu trở thành nhãn hiệu”. Vậy NHHH, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý có cần phải xây dựng hay không, hay đương nhiên mà có? 
Trong các công ước quốc tế và văn bản bảo hộ sở hữu trí tuệ của Việt Nam chỉ đề cập đến các đối tượng NHHH, chỉ dẫn địa lý, tên gọi xuất xứ. Các khái niệm này chỉ các đối tượng bảo hộ sở hữu công nghiệp khác nhau cả về vai trò lẫn chức năng và cách thức. Trong công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp thì tên thương mại của doanh nghiệp được bảo hộ ở tất cả các quốc gia mà không cần phải đăng ký bảo hộ. Tên thương mại cũng có thể được đăng ký bảo hộ khi được sử dụng như một nhãn hiệu hàng hoá. Khi đó, tên thương mại không chỉ giúp phân biệt doanh nghiệp mà còn giúp phân biệt sản phẩm hàng hoá mà doanh nghiệp cung cấp.
Với tất cả các lý do trên, việc dùng một cụm từ Thương hiệu trong các chương trình phát triển và tuyên truyền ở Việt Nam hiện nay gây nên cách hiểu không thống nhất giữa các đơn vị ban ngành và doanh nghiệp. Tác giả cho rằng, nếu muốn sử dụng một cụm từ chung cần phải có định nghĩa cụ thể và thống nhất cho nó bằng các văn bản mang tính chất pháp qui. Hoặc, nên sử dụng các cụm từ chuẩn thống nhất với thế giới để thuận tiện cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động phát triển và bảo hộ quyền sở hữu đối với các đối tượng này trên thị trường quốc tế. 
Theo ý kiến cá nhân của tác giả: thương hiệu có thể được hiểu và chỉ bao gồm là NHHH, tên gọi xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại đã được đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ. Trường hợp các NHHH chưa đăng ký bảo hộ phải là các NHHH nổi tiếng theo các tiêu thức đánh giá chung của quốc tế. Vic đăng ký bảo hộ đảm bảo tính chất thương mại của thương hiệu, có nghĩa là có khả năng chuyển nhượng và mua bán được. Nếu không sẽ xảy ra tình trạng xung đột giống cửa hàng bánh ngọt Kinh Đô ở phố Cửa Nam – Hà Nội với công ty cổ phần bánh ngọt Kinh Đô của thành phố Hồ Chí Minh. Cửa hàng bánh ngọt Kinh Đô ra đời vào năm 1980, từ đó cho đến nay họ vẫn sử dụng cụm từ Kinh Đô cho cửa hàng của mình. Công ty Cổ phần bánh ngọt Kinh Đô ra đời vào những năm cuối thập kỷ 90 nhưng họ lại đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cho cụm từ Kinh Đô. Giữa năm 2003, Công ty Cổ phần Kinh Đô đã viết đơn kiện ngược dòng cửa hàng bánh ngọt Kinh Đô vi phạm luật khi sử dụng cụm từ Kinh Đô tạo nên sự nhầm lẫn. Kết quả cuối cùng, tên biển hiệu của cửa hàng Kinh Đô, mặc dù ra đời trước, đã phải thay đổi: Cửa hàng bánh ngọt đối diện rạp Kinh Đô. 
Một nguyên nhân khác nữa là, trong cuộc bình chọn giải thưởng Sao Vàng Đất Việt tháng 8 vừa qua do Câu lạc bộ Doanh nghiệp trẻ tổ chức nhằm tôn vinh các thương hiệu và sản phẩm, trên 95% nhãn hiệu đoạt giải thưởng đều đã được đăng ký bảo hộ, các nhãn hiệu còn lại được xếp vào nhãn hiệu nổi tiếng. 
2. Hoạt động bảo hộ NHHH của các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước
Việc đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu hàng hoá đã được các doanh nghiệp chú trọng và cũng đã nhận được sự quan tâm rõ rệt của xã hội. Nhiều hoạt động tuyên truyền, cổ vũ cho các cố gắng kiến tạo, bồi đắp, phát triển và bảo vệ các đối tượng sở hữu trí tuệ gắn liền với hoạt động sản xuất kinh doanh đã được triển khai. Bộ Thương mại còn có cả một chương trình xây dựng thương hiệu xuất khẩu Việt Nam. Nhận thức và hành động thực tiễn của các chủ thể nắm giữ các đối tượng sở hữu trí tuệ đã mang lại một số kết quả đáng phấn khởi. Điều này được thể hiện thông qua bảng số liệu 1.
Nếu chỉ tính số nhãn hiệu hàng hoá mới được các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký bảo hộ tại Việt Nam, từ năm 2001 đến 2002, đã tăng hơn 2 lần (năm 2001: 3095 nhãn hiệu, năm 2002: 6.564 nhãn hiệu), đưa tỷ lệ số nhãn hiệu hàng hoá nội địa đăng ký bảo hộ trực tiếp từ 45% (3.095 trong tổng số 6.345) trong năm 2001 lên 74% (6.564 trong tổng số 8.818) vào năm 2002. Số nhãn hiệu của Việt Nam được đăng ký bảo hộ tại nước ngoài theo Thoả ước Madrid cũng tăng: 7 nhãn hiệu trong năm 2001, 31 nhãn hiệu năm 2002 và 54 nhãn hiệu tính đến tháng 7/2003 [1]. Tổng số các nhãn hiệu hàng hoá của Việt Nam được bảo hộ ở trong nước hiện nay là gần 20 ngàn trong tổng số gần 100 ngàn nhãn hiệu đã được đăng ký bảo hộ. Bên cạnh đó, 2 tên gọi xuất xứ hàng hoá đầu tiên của Việt Nam là Nước mắm Phú Quốc và Chè Mộc Châu đã được công nhận và bảo hộ.
Bảng 1: Tình hình nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hoá trực tiếp tại VN
Năm Đơn đăng ký của người VN Tỷ lệ (%) Đơn đăng ký của người nước ngoài Tỷ lệ (%) Tổng cộng
1990 890 60,1 592 39,9 1.482
1991 1.747 74,0 613 26,0 2.360
1992 1.595 34,5 3.022 65,5 4.617
1993 2.270 37,0 3.866 63,0 6.136
1994 1.419 34,4 2.712 65,6 4.131
1995 2.217 39,4 3.416 60,6 5.633
1996 2.323 42,7 3.118 57,3 5.441
1997 1.654 34,3 3.165 65,7 4.819
1998 1.614 44,3 2.028 55,7 3.642
1999 2.380 57,1 1.786 42,9 4.166
2000 3.483 59,2 2.399 40,8 5.882
2001 3.095 48,8 3.250 51,2 6.345
2002 6.541 74,2 2.277 25,8 8.818
Tổng 31.228 49,2 32.244 50,8 63.472
Nguồn : Cục Sở hữu Công nghiệp – Bộ Khoa học công nghệ, 2003
Xét về khía cạnh nào đó, hoạt động phát triển nhãn hiệu hàng hoá của doanh nghiệp Việt Nam đã có bước tăng trưởng cao. Một số doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành chủ sở hữu hàng chục nhãn hiệu hàng hoá khác nhau như: TCT Thuốc lá Việt Nam có 143 nhãn hiệu, Công ty Thực phẩm quận 5 TP HCM có 58 nhãn hiệu, Công ty sữa Việt Nam VINAMILK có 23 nhãn hiệu…
Tuy nhiên, kết quả đó không thể làm chúng ta yên tâm. Theo Cục sở hữu trí tuệ, cho đến tháng 7 năm 2003, số lượng nhãn hiệu hàng hoá mà các doanh nghiệp ASEAN đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam lớn gấp 3 lần so với con số vài trăm nhãn hiệu hàng hoá Việt Nam đăng ký bảo hộ tại nước ngoài. Các doanh nghiệp Singapore đăng ký tại Việt Nam 997 nhãn hiệu; Thái Lan đăng ký 699 nhãn hiệu, các doanh nghiệp Malaysia đăng ký 338 nhãn hiệu; Indonesia đăng ký 319 nhãn hiệu, doanh nghiệp Philippines đăng ký 179 nhãn hiệu. Nhãn hiệu các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký tại thị trường trong nước khoảng 21.000 [1]. Theo ông Trần Việt Hùng- Cục phó Cục Sở hữu công nghiệp thì thống kê này cho thấy, doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp khó khăn hơn trong việc lựa chọn nhãn hiệu mới. Đặc biệt là các doanh nghiệp Việt Nam có nguy cơ bị các doanh nghiệp nước ngoài lấn sân nhãn hiệu ngay trên thị trường nội địa. Bởi vì, theo quy định quốc tế, khu vực về bảo hộ sở hữu trí tuệ thì doanh nghiệp nào nộp đơn trước có quyền ưu tiên và sẽ thắng.
Hàng nông sản, mặt hàng chủ lực của Việt Nam, chiếm tỷ trọng cao trong kim ngạch xuất khẩu, nhưng chủ yếu vẫn xuất khẩu dưới dạng thô, và đến 90% lượng nông sản xuất khẩu phải qua trung gian dưới NHHH của nước ngoài. Theo kết quả điều tra tại các tỉnh, thành phố phía Bắc của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chỉ có 37/173 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh mặt hàng nông sản, giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc thú y đã đăng ký NHHH, chiếm 21%, trong đó chỉ có 2% doanh nghiệp có đăng ký NHHH với nước ngoài.
3. Thủ tục đăng ký bảo hộ NHHH theo thoả ước Madrid.
Thoả ước Madrid về đăng ký NHHH có hiệu lực từ năm 1891. Việt Nam là thành viên của thoả ước này từ năm 1949, tính đến 2002 có 52 quốc gia tham gia Thoả ước. 
Việc đăng ký quốc tế NHHH theo Thoả ước Madrid có một số lợi thế đối với chủ NHHH. Sau khi đăng ký NHHH, hoặc nộp đơn đăng ký với Cơ quan xuất xứ, chủ nhãn hiệu chỉ phải nộp một đơn, bằng một ngôn ngữ, cho một cơ quan và chỉ phải nộp các khoản lệ phí cho một Cơ quan thay vì phải nộp cho từng Cơ quan của các bên tham gia khác nhau bằng các ngôn ngữ khác nhau. Khi gia hạn hoặc đăng ký sửa đổi, chủ sở hữu cũng được hưởng những lợi ích tương tự.
Cho đến nay, số nhãn hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký ở nước ngoài theo Thoả ước Madrid là 54 nhãn hiệu [1].
Điều kiện nộp đơn theo Thoả ước Madrid:
+ Đơn đăng ký chỉ có thể nộp bởi một thể nhân hoặc một pháp nhân có trụ sở kinh doanh hoặc cư trú hoặc là công dân của một nước tham gia Thoả ước;
+ Một NHHH có thể là đối tượng của một đăng ký quốc tế chỉ khi NHHH đó đã được đăng ký (được cấp giấy chứng nhận đăng ký NHHH) tại một Cơ quan xuất xứ;
+ Một đơn quốc tế phải chỉ định một hoặc nhiều bên tham gia (trừ bên tham gia là Cơ quan xuất xứ) nơi NHHH cần được bảo hộ. Các bên tham gia khác có thể chỉ định sau. Một bên tham gia chỉ có thể được chỉ định khi các bên đều là thành viên của Thoả ước Madrid;
+ Đơn quốc tế phải được nộp cho văn phòng quốc tế thông qua Cơ quan xuất xứ. Đơn phải có, trong số những nội dung khác, một mẫu nhãn hiệu (phải trùng với nhãn hiệu đã đăng ký tại cơ sở) và danh mục những hàng hoá và dịch vụ cần được bảo hộ được phân loại theo Bảng phân loại quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Bảng phân loại Nice). Đơn được làm bằng tiếng Pháp.
+ Đơn quốc tế phải chịu các khoản phí sau:
· Phí cơ bản (653 Fr. Thuỵ Sĩ cho nhãn hiệu đen trắng; 903 Fr. Thuỵ Sĩ cho đơn yêu cầu bảo hộ màu)
· Phí bổ sung đối với mỗi bên tham gia được chỉ định (73 Fr. Thuỵ Sĩ cho mỗi nước);
· Phụ phí đối với mỗi nhóm hàng hoá và dịch vụ vượt quá 3 nhóm.
Đăng ký quốc tế có hiệu lực 10 năm, có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm với điều kiện phải nộp phí gia hạn.

Lập doanh nghiệp dành được sự quan tâm lớn của các bạn trẻ

Việc kinh doanh có nhiều con đường khác nhau để bạn bắt đầu, nhưng phổ biến nhất là thành lập doanh nghiệp, tôi +Nguyễn Quang Hiển chuyên gia tư vấn luật doanh nghiệp trên trang Topiclaw.com đã nhận được hàng ngàn câu hỏi liên quan tới lập doanh nghiệp:

Bạn Đỗ Tuyết Anh hỏi về thành lập công ty sx nước rửa chén: "Tôi muốn thành lập Cty TNHH SX Nước rửa chén. Trụ sở đặt tai quận Gò Vấp vậy DN có được SX tại trụ sỏ không và nếu không thì xưởng SX có thể đặt tại quận Gò vấp được không. Nhờ tư vấn giúp"

Bạn Chuyên hỏi về việc thành lập công ty cổ phần: "Xin các luật sư Topiclaw hướng dẫn em các thủ tục và hồ sơ cần thiết để thành lập công ty cổ phần ạ !"

Bạn Linh hỏi về việc thành lập công ty hợp danh:"Bà A là giảng viên dạy Luật đã về hưu, ông B hiện là Luật sư, ông C là Luật gia, ba người thoả thuận thành lập công ty hợp danh kinh doanh dịch vụ pháp lý và đặt tên công ty là công ty Vì Công Lý. Sở kế hoạch đầu tư TP.HCM không cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho công ty..."

Chúng tôi vẫn tiếp tục nhận các thắc mắc của các bạn tại chuyên mục hỏi đáp luật doanh nghiệp !

Xin giấy phép vệ sinh cho nhà hàng khách sạn

Topiclaw chuyên xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm cho các nhà hàng hay khách sạn lớn, với kinh nghiệm nhiều năm chúng tôi đã hoàn thành việc này một cách xuất sắc nhiều năm qua.

Nhà hàng hay khách sạn chỉ cần gọi điện theo đường dây nóng tới Topiclaw để đăng ký dịch vụ hoặc đăng ký dịch vụ trực tuyến là chúng tôi sẽ liên hệ ngay lại với các bạn để tiết kiệm thời gian và công sức chạy hồ sơ, quý vị và các bạn chỉ cần ngồi vào bàn làm việc và phần còn lại chúng tôi lo ...

Các thông tin sau có thể có ích cho quý vị trước khi xin giấy phép vệ sinh:

Xử lý vi phạm vệ sinh an toàn thực phẩm
Xin giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm

Liên hệ ngay với đường dây nóng của Topiclaw để được tư vấn miễn phí !

Thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài?

Tổng cục Thuế vừa có văn bản số 1221/TCT-CS giải đáp thắc mắc của một số cá nhân liên quan đến thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) của nhà thầu nước ngoài.

Theo đó, tại công văn này, Tổng cục Thuế cho biết:

Thứ nhất, tại Khoản 2 Điều 4 Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhà thầu quy định về đối tượng không áp dụng:

"Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện cung cấp hàng hóa cho tổ chức, cá nhân Việt Nam không kèm theo các dịch vụ được thực hiện tại Việt Nam dưới các hình thức: Giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài: người bán chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc xuất khẩu hàng và giao hàng tại cửa khẩu nước ngoài; người mua chịu mọi trách nhiệm, chi phí, rủi ro liên quan đến việc nhận hàng, chuyên chở hàng từ cửa khẩu nước ngoài về đến Việt Nam".

Thứ hai, tại Điều 7 Thông tư số 60/2012/TT-BTC ngày 12/4/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế nhà thầu quy định về thu nhập chịu thuế TNDN:

"Thu nhập của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài phát sinh từ hoạt động cung cấp dịch vụ, dịch vụ gắn với hàng hóa tại Việt Nam trên cơ sở hợp đồng nhà thầu, hợp đồng nhà thầu phụ (trừ hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 4 Chương I Thông tư này).

Trường hợp hàng hóa được cung cấp dưới hình thức: điểm giao nhận hàng hóa nằm trong lãnh thổ Việt Nam; hoặc việc cung cấp hàng hóa có kèm theo các dịch vụ tiến hành tại Việt Nam như lắp đặt, chạy thử, bảo hành, bảo dưỡng, thay thế, các dịch vụ khác đi kèm với việc cung cấp hàng hóa (bao gồm cả trường hợp dịch vụ kèm theo miễn phí), kể cả trường hợp việc cung cấp các dịch vụ nêu trên có hoặc không nằm trong giá trị của hợp đồng cung cấp hàng hóa thì thu nhập chịu thuế TNDN của Nhà thầu nước ngoài, Nhà thầu phụ nước ngoài là toàn bộ giá trị hàng hóa, dịch vụ".

Như vậy, căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty A ở nước ngoài ký hợp đồng với Công ty B ở Việt Nam để cung cấp máy móc, trong hợp đồng quy định địa điểm giao hàng ở nước ngoài, Công ty B chịu mọi chi phí để đưa máy móc về Việt Nam như chi phí vận chuyển, bảo hiểm…, Công ty A có cung cấp dịch vụ lắp ráp kèm theo được thực hiện tại Việt Nam thì Công ty A là nhà thầu nước ngoài thuộc đối tượng áp dụng của Thông tư số 60/2012/TT-BTC và việc xác định nghĩa vụ thuế TNDN của NTNN đối với giá trị hợp đồng đã được hướng dẫn cụ thể tại Thông tư số 60/2012/TT-BTC.

Để việc giải quyết được thuận lợi, Tổng cục Thuế cũng đề nghị đơn vị cung cấp đầy đủ tài liệu, hồ sơ cho cơ quan Thuế địa phương để được hướng dẫn cụ thể.

Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với việc sản xuất sản phẩm phần mềm?

Năm 2013 và những năm tiếp theo, ngành công nghệ thông tin được xem là ngành có triển vọng phát triển với tốc độ cao, đóng góp vào công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Do đó, những ưu đãi về thuế đối với lĩnh vực này đang được rất nhiều các doanh nghiệp quan tâm.

Mới đây nhất, Tổng cục Thuế đã có công văn số 1247/TCT-CS ngày 17/04/2013 trả lời Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh và công ty TNHH SAP ASIA Việt Nam (24C, Phan Đăng Lưu, Phường 6, Quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh) về việc ưu đãi thuế thu nhập DN (TNDN) đối với việc sản xuất sản phẩm phần mềm. Theo đó, Công văn của Tổng cục Thuế cho biết:

Thứ nhất, tại Điểm 1.3, Mục II, Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính quy định thuế suất ưu đãi 10% trong thời hạn mười lăm năm (15 năm) áp dụng đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: "Sản xuất sản phẩm phần mềm."

Thứ hai, tại Điểm 1.3, Mục III, Phần H, Thông tư số 130/2008/TT-BTC nêu trên quy định miễn thuế 4 năm, giảm 50% số thuế phải nộp trong 9 năm tiếp theo đối với DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực: "Sản xuất sản phẩm phần mềm."

Như vậy, căn cứ các quy định nêu trên thì DN thành lập mới từ dự án đầu tư thuộc lĩnh vực sản xuất sản phẩm phần mềm được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo các quy định nêu trên.

Theo nội dung nêu tại công văn số 01-13/SAP ngày 21/01/2013 của Công ty TNHH SAP ASIA Việt Nam thì hiện tại Công ty đang chịu trách nhiệm phát triển việc quản lý đăng nhập một lần (Single SingnOn) và giao diện người dùng (Graphical User Interface - GUI) để tạo ra phần mềm đóng gói hoàn chỉnh cho khách hàng, cụ thể là các sản phẩm Netweaver Single Sign On 2.0, Identity Managenment System (IDM).

Tuy nhiên, tại công văn số 10890/SKHĐT-ĐKĐT ngày 19/12/2012 của Sở Kế hoạch và Đầu tư TP. Hồ Chí Minh có nêu: Sở Kế hoạch và Đầu tư nhận thấy dịch vụ thực hiện phần mềm có bao gồm hoạt động sản xuất phần mềm. Mặt khác, tại công văn số 26/STTTT-CNTT ngày 8/01/2013 của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh có nêu với nội dung: Sở Thông tin và Truyền thông nhận thấy ngành nghề đăng ký kinh doanh của Công ty có bao gồm hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm.

Như vậy, tại công văn số 10890/SKHĐT-ĐKĐT của Sở Kế hoạch và Đầu tư và công văn số 26/STTTT-CNTT của Sở Thông tin và Truyền thông TP. Hồ Chí Minh đều chưa khẳng định cụ thể hoạt động dịch vụ thiết kế và phát triển phần mềm có được coi là thuộc lĩnh vực sản xuất phần mềm hay không do đó chưa có đầy đủ căn cứ để được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo quy định trên.

Đề nghị Cục thuế TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Công ty TNHH SAP ASIA Việt Nam làm rõ, mô tả cụ thể các hoạt động nêu tại công văn số 01-13/SAP ngày 21/01/2013 của Công ty TNHH SAP ASIA Việt Nam để trên cơ sở đó Tổng cục Thuế tổng hợp gửi Bộ Thông tin & Truyền thông và Bộ Kế hoạch & Đầu tư có ý kiến hướng dẫn cụ thể.

Tư vấn công bố mỹ phẩm tại thành phố Hồ Chí Minh

Việt Tín đã công bố cho nhiều doanh nghiệp nhập khẩu mỹ phẩm trên cả nước, chúng tôi trải rộng sự phục vụ tới cả nước, nếu bạn đang ở thành phố Hồ Chí Minh hãy liên hệ ngay tới chi nhánh của Việt Tín tại  Quận 1 để được phục vụ bạn nhé.

Hồ sơ cần chuẩn bị


1. Đối với mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài vào việt nam:

  •  Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép đầu tư của công ty đứng ra làm công bố lưu hành mỹ phẩm;
  • Bản công thức thành phần của mỹ phẩm;
  • Giấy ủy quyền của nhà sản xuất cho công ty Việt nam được quyền phân phối độc quyền mỹ phẩm sau khi được công bố lưu hành
  • Đơn công bố lưu hành mỹ phẩm (do công ty Topiclaw soạn thảo và cung cấp)
2. Đối với mỹ phẩm sản xuất hoặc đóng gói tại Việt Nam:
  • Bản công thức của mỹ phẩm công bố;
  • Bản tiêu chuẩn chất lượng của Mỹ phẩm và phương pháp thử;
  • Phiếu kiểm nghiệm;
  • Dữ liệu kỹ thuật hoặc dữ liệu lâm sàng để chứng minh những công dụng đặc biệt của sản phẩm (nếu có);
  • Giấy phép sản xuất của nhà máy.


Liên hệ ngay tới Việt Tín để được tư vấn trực tiếp bạn nhé !

Nhãn hiệu giày của Việt Nam được đăng ký tại Topiclaw

Topiclaw vẫn cung cấp dịch vụ đăng ký nhãn hiệu từ lâu nay, hôm nay là ngày may mắn của +Nguyễn Linh khi được ký kết hợp đồng bảo hộ nhãn hiệu giày cho một công ty may mặc tại Miền nam.

Số lượng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu tại Việt Tín đã tiến thêm một bước mới, chúng tôi đã thấy rất nhiều hồ sơ gửi tới công ty , điều đó chứng tỏ ngày càng các doanh nghiệp nhận thức được tầm quan trọng của việc đăng ký bảo hộ này, tránh các bài học thất bại từ võng xếp Duy Lợi hay kẹo dừa bến tre, cà phê Trung Nguyên, Buôn ma Thuột ....

Vui quá chia sẻ cho các bạn ngay, cảm ơn đã ghé thăm !

Đăng ký kinh doanh bị thay đổi nhiều lần

Anh +Lại Cao Sơn vừa nhận được hợp đồng thay đổi đăng ký kinh doanh từ một doanh nghiệp sản xuất nước tinh khiết tại Hà Nội.

Công ty này đã ký kết hợp đồng với Topiclaw lần thứ 3 về thay đổi đăng ký kinh doanh, việc thay đổi này là việc làm thường xuyên của các doanh nghiệp cho phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại và xu hướng phát triển của doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp này đã thay đổi tới lần thứ 6.

Về việc bổ sung ngành nghề kinh doanh, bạn nên đăng ký nhiều hơn một chút để không phải bổ sung quá nhiều lần giấy phép kinh doanh, còn các thay đổi khác như tên giám đốc, người đại diện theo pháp luật và địa chỉ công ty thì hiếm khi phải thay đổi !

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Vui quá ! Được khách hàng công bố cảm ơn !

Xin chào cả nhà, em +Nguyễn Linh , vừa nãy được khách hàng gọi điện tới công ty cảm ơn vì em đã hoàn thành tốt hợp đồng công bố thực phẩm của khách , vui quá...

Vừa rồi kế toán +Phạm Hằng đã thanh lý hợp đồng của một khách hàng công bố thực phẩm trong miền nam, thanh lý sớm hơn dự kiến thời gian làm việc những hai ngày trời nên khách hàng cảm thấy ưng lắm, gọi điện cảm ơn và hẹn sẽ có "quà" cho em nên đang vui nà, tự rưng yêu cái công việc này quá.

Cảm ơn anh +Nguyễn Quang Hiển đã giúp em, cảm ơn cả các anh +Lại Cao Sơn và +Nguyễn Đình Vũ nữa !

Thủ tục xin cấp lại đăng ký kinh doanh

Doanh nghiệp bạn đã được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nhưng trong trường hợp đăng ký kinh doanh bị mất, cháy, hoặc rách… hoặc muốn thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp bạn sẽ được cấp lại đăng ký kinh doanh và phải trả phí.

a. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

- Khi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, doanh nghiệp phải khai báo với cơ quan công an nơi mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng ba lần liên tiếp.

- Sau 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày thông báo, nếu doanh nghiệp không tìm được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đã mất thì đề nghị Phòng Đăng ký kinh doanh nơi đã cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:

    Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;
    Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp;
    Giấy tờ của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tờ báo đã đăng thông báo này.

b. Cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh bị rách, nát, cháy hoặc bị tiêu huỷ dưới hình thức khác.

- Trong trường hợp này, doanh nghiệp gửi Giấy đề nghị nêu rõ lý do xin cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh tới Phòng Đăng ký kinh doanh.

c.  Khi tiếp nhận các hồ sơ quy định tại các khoản 1 và 2 nêu trên, Phòng Đăng ký kinh doanh trao giấy biên nhận cho doanh nghiệp

- Trong thời hạn 7 (bảy) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho doanh nghiệp, trong đó ghi rõ lần cấp lại. Số Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cấp lại là số đã được cấp trước đây.

d. Việc cấp lại giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với chi nhánh, văn phòng đại diện trong trường hợp bị mất; rách, nát, cháy, bị tiêu huỷ dưới hình thức khác cũng áp dụng theo các quy định nêu trên.

e. Trường hợp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh được cấp không đúng hồ sơ, trình tự, thủ tục theo quy định, Phòng Đăng ký kinh doanh phải thông báo cho doanh nghiệp để hoàn chỉnh hồ sơ để được xem xét cấp lại hoặc từ chối cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
3. Hồ sơ đề nghị cấp lại gồm:

+ Giấy đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

+ Xác nhận của cơ quan công an về việc khai báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Giấy tờ của cơ quan báo, đài về việc nhận đăng thông báo mất Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc tờ báo đã đăng thông báo này.

Các bạn có thể lien hệ tới anh +Lại Cao Sơn để được giúp đỡ về việc này ...

Nhiều trường mầm non tư thục được thành lập tại Topiclaw !

Topiclaw có cung cấp dịch vụ tư vấn thành lập và viết đề án thành lập trường mầm non tư thục cho các doanh nghiệp và cá nhân.

Đây là ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên không phải ai cũng thành lập được, ngoài ra còn có một số điều kiện khác liên quan tới diện tích nhà trường.

Topiclaw vừa rồi đã thành lập nhiều trường mầm non tư thục cho các cá nhân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Nếu quý bạn muốn tham khảo hồ sơ xin mời chuẩn bị các giấy tờ như bên dưới, phần việc còn lại Topiclaw sẽ giúp quý bạn:

01 bộ hồ sơ, gồm:
1. Đề án thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.
2. Tờ trình về Đề án thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà trường, nhà trẻ tư thục.
3. Dự thảo Quy chế tổ chức và hoạt động nội bộ của nhà trường, nhà trẻ tư thục, bản cam kết đảm bảo an toàn và thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc , giáo dục trẻ em.
4. ý kiến bằng văn bản của phòng GD&ĐT về việc cho phép thành lập nhà trường, nhà trẻ tư thục.
5. Báo cáo giải trình của tổ chức, cá nhân xin thành lập trường về việc tiếp thu ý kiến của phòng GD&ĐT và báo cáo thực hiện các ý kiến chỉ đạo của Uỷ bân nhân dân cấp huyện(nếu có).
6. Bản cam kết trong thời gian không quá 3 năm kể từ ngày có quyết định cho phép thành lập sẽ xây dựng xong trường, lớp và đầu tư trang thiết bị đảm bảo quy mô, chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ theo Đề án thành lập.
7. Văn bản xác nhận của cấp có thẩm quyền về khả năng tài chính và cơ sở vật chất đáp ứng yêu cầu hoạt động của trường; quyền sử dụng đất hoặc giao đất. Nếu là thuê địa điểm, thuê nhà, thuê đất thì phải có giấy tờ thuê phù hợp với pháp luật hiện hành.
8. Hồ sơ nhân sự:
a. Danh sách (dự kiến) kèm theo lí lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của thành viên hội đồng quản trị, chủ đầu tư và của người dự kiến làm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng;
b. Danh sách kèm hồ sơ lý lịch, bản sao văn bằng, chứng chỉ hợp lệ của giáo viên, nhân viên, bản cam kết thực hiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục và đảm bảo an toàn cho trẻ em.
9. Hồ sơ phải được điều chỉnh theo quy định của pháp luật khi chuyển nhượng, sang tên hoặc chuyển địa điểm.

+Nguyễn Quang Hiển ghi chép !

Dịch vụ thành lập doanh nghiệp của Topiclaw

Lựa chọn một công ty cung cấp dịch vụ thành lập doanh nghiệp để bạn đủ tin tưởng là điều khó, Việt Tín hiểu được bạn nhờ nhiều năm kinh nghiệm tư vấn thành lập doanh nghiệp cho hàng ngàn doanh nghiệp trong thời gian qua đáng để bạn phải lưu tâm với các thông tin sau:

Trước hết xin mời bạn nghiên cứu qua các vấn đề mà chúng tôi sẽ tư vấn, trường hợp bạn còn bất kỳ một thắc mắc nào có thể đăng câu hỏi cho chúng tôi.

Chọn tên khi thành lập doanh nghiệp

Việt Tín chuyên tư vấn các loại hình doanh nghiệp

Việc chọn một tên thật ấn tượng và dễ nhớ, nó sẽ là thương hiệu để phát triển lâu dài là việc làm khó cho các thương nhân tương lai. Việc lựa chọn tên cho doanh nghiệp phải không được trùng hay gây nhầm lẫn cho khách hàng cũng như các doanh nghiệp khác, Việt Tín sẽ giúp bạn tra cứu tên doanh nghiệp đã tồn tại hay chưa, chúng tôi cũng tư vấn cho bạn chọn một cái tên phù hợp nhất, dễ nhớ và dễ phát triển nhất, bạn có thể tham khảo thêm thông tin hướng dẫn đặt tên cho công ty.

Chọn loại hình cho doanh nghiệp khi thành lập

Loại hình doanh nghiệp tại nước ta rất đa dạng, bao gồm các loại hình chính như:

  • Công ty cổ phần;
  • Công ty trách nhiệm hữu hạn;
  • Công ty tư nhân;
  • Công ty hợp danh;
  • Công ty liên doanh nước ngoài.

Việc lựa chọn loại hình cho doanh nghiệp của bạn là tùy thuộc vào số người góp vốn, xu hướng phát triển hay đơn giản là bạn thích nó. Việt Tín sẽ tư vấn cho bạn một loại hình doanh nghiệp thích hợp nhất cho ngành nghề kinh doanh của bạn, theo sở thích hoặc bất cứ lý do nào khác.

Lựa chọn vốn điều lệ cho doanh nghiệp mới

Vốn điều lệ là mức vốn của doanh nghiệp do bạn quyết định, nhà nước sẽ không kiểm tra trừ khi đó là ngành nghề kinh doanh yêu cầu có vốn pháp định. Vốn điều lệ càng cao thì bạn phải đóng thuế môn bài hàng năm càng cao, nhưng lại thể hiện trách nhiệm cao hơn với doanh nghiệp của chủ doanh nghiệp cũng như người góp vốn.

Thông tin thêm
  • Vốn điều lệ thành lập công ty tnhh;
  • Vốn điều lệ ảnh hưởng tới các cổ đông thế nào;
  • Thời hạn đóng góp vốn điều lệ;
  • Cách điều chỉnh vốn điều lệ.

Việc góp vốn vào doanh nghiệp là do thỏa thuận chung giữa bạn và các cộng sự, thời gian hoàn thành việc góp vốn cũng như hình thức góp vốn cũng vậy.


Đăng ký ngành nghề cho doanh nghiệp khi thành lập

Ngành nghề kinh doanh phải được đăng ký ở mã ngành cấp 4, việc tra cứu cũng như đăng ký mã ngành nghề là do Việt Tín soạn thảo cho bạn, dựa trên ngành nghề chính mà doanh nghiệp sẽ kinh doanh, hoàn toàn do bạn quyết định.

Theo luật doanh nghiệp thì ngành nghề đăng ký là không hạn chế số lượng, nhưng khi bạn đăng ký các mã ngành nghề có điều kiện ( bao gồm điều kiện trước và điều kiện sau ) thì bạn cần phải bổ sung cùng hoặc sau các giấy tờ thỏa mãn mới được kinh doanh các ngành nghề đó, trường hợp doanh nghiệp có mở rộng kinh doanh chưa có mã trong giấy đăng ký kinh doanh thì bạn cần phải làm các thủ tục thay đổi đăng ký kinh doanh.

Lưu ý: về trụ sở doanh nghiệp là không quan trọng, bạn có thể chọn bất kỳ một địa chỉ nào hợp lệ là được, không cần phải giấy tờ thuê mượn văn phòng.

Tại sao nên chọn Việt Tín để thành lập doanh nghiệp

Vì chúng tôi là rẻ nhất, dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói từ A tới Z, quý khách chỉ cần phải lo lắng cho bản kế hoạch kinh doanh sắp tới của mình mà thôi.

Vì sao chúng tôi rẻ nhất ? Chúng tôi cung cấp miễn phí dịch vụ tư vấn pháp lý cho doanh nghiệp một năm sau thành lập, hơn thế nữa chúng tôi còn tư vấn cho quý vị các cách thức kê khai thuế ban đầu, miễn phí một năm tư vấn kế toán qua điện thoại của công ty.


Khách hàng không có điều kiện tới trụ sở có thể được chuyên viên của chúng tôi đến tận nơi tư vấn trực tiếp, khi quý khách sử dụng dịch vụ của chúng tôi một lần, lần hai trở đi sẽ được giảm giá 10% phí dịch vụ tiếp theo.


Liên hệ dịch vụ

Bạn có thể gọi ngay vào đường dây nóng của chúng tôi dưới chân trang, hoặc có thể nhận được sự trợ giúp của chúng tôi trực tiếp qua điện thoại cố định, hoặc linh hoạt hơn, bạn có thể gửi yêu cầu dịch vụ vào hòm thư của chúng tôi.

Nếu bạn có điều kiện đi lại, đừng ngần ngại tới trực tiếp trung tâm trợ giúp doanh nghiệp của chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Chúc các bạn thành công, hãy liên hệ ngay tới dịch vụ của Việt Tín ngay hôm nay để được tư vấn cặn kẽ và giá thành rẻ nhất !