An lành mùa vọng

Em vẫn gọi Giáng sinh là mùa vọng… Mùa của phúc lành được ban phát.
Đôi lần tự chạm vào tay mình, hình như vẫn thấy ấm áp, hình như vẫn lạnh lẽo. Như hân hoan và ưu phiền luôn ngự trị trong mỗi khúc quanh của mỗi cung đường tít tắp. Hình như vẫn còn nồng nàn, hình như vẫn dửng dưng. Người ta nói, sau mỗi cuộc tình, nồng nàn sẽ vơi đi một nửa, đến một lúc nào đó, em sợ mình chẳng còn đủ nồng nàn để dành cho một bàn tay lạ lẫm khác.
Giấc mơ vẫn chập chờn về mỗi đêm, ở đó có một ký ức cũ, ở đó có một dòng sông lóng lánh mới. Người ta bảo chỉ có con người là làm khổ con người, chỉ có tự ta làm tổn hại bản thân ta. Ừ thì, hình như vậy, biết đâu được, đến một lúc nào đó, buồn vui đều đắm chìm vào lòng sông.
Mỗi buổi sáng đi làm, thời tiết lạnh hơn, cảm xúc cũng vì đó mà xáo động. Em vẫn thích đi bộ, lang thang một mình, ngắm nhìn cuộc sống đang rộn rã diễn ra. Sáng nay, trong khuôn viên công ty, người ta chặt đi tán cây khô trơ trọi giữa trời mà em thích, có một chút hụt hẫng, bởi không còn gì để có thể ngắm nhìn mỗi buổi sáng đi làm, mỗi buổi chiều về, những lần ra ban công lặng lẽ buồn vui. Như thể một đứa trẻ nghịch phá vô tình xóa đi hình ảnh trên bức tranh hàng ngày nhìn thấy. Người ta nói, lớn rồi phải học chấp nhận và chịu đựng những mất mát, đừng như đứa trẻ vòi vĩnh thứ này thứ khác. Mà hình như em vẫn phù phiếm với giấc mơ của mình, biết là không chạm được mà vẫn chạm, bởi vì tin rằng rồi thứ gì em cũng sẽ vượt qua được miễn là hôm nay có thể mỉm cười.
Đôi lần tự hỏi, phải chăng em đã quá ích kỷ vô tình làm tổn thương người này người nọ, những người mà cận kề em, người mà em từng thương yêu họ bằng thứ tình thương không đổi thay được. Biết sao được bây giờ, thương yêu đó vẫn còn ở đó chỉ là em dường như không còn biết làm thế nào để thể hiện, rồi em im lặng, rồi họ im lặng, chúng em bắt đầu trôi xa nhau.
Mai là Giáng sinh, không muốn đi đâu, chỉ muốn quẩn quanh ở nhà. Đã định về thăm thành phố cũ, mà thôi, cũng không cần thiết phải về. Những ngôi nhà thờ vẫn ở yên ở đó, Chúa vẫn ở đó mà ban phúc lành. Em chỉ muốn ngồi lặng lẽ một mình trong khuôn viên một nhà thờ lạ lẫm khác nhìn mùa vọng đi qua…
Cũng bởi vì một mùa vọng mới, nên những  yêu thương của em  ở mọi nơi an lành nhé!
2.0.1.3
[Lãng Yên]

Quà Giáng sinh đầu tiên trong đời

Thời điểm ấy tôi rong ruổi cùng anh Hai Bảo - một con chiên ngoan đạo - khắp trên miền đồng bằng với nghề khoan giếng nước ngầm. Ở Trà Vinh, tôi được đọc - lần đầu - Kinh Cựu Ước bằng ảnh, một ấn phẩm rất công phu. Và coi như bước đầu có ý niệm về đạo Công giáo.
Giáng sinh về trong sắc trời chuyển sang Xuân, thời tiết se lạnh, cây cỏ tốt tươi thấy rõ. Hình ảnh cả một làng nhỏ tung tẩy đôi gánh trên vai, tung tẩy tưới dưa trên rẫy mênh mông thật là đẹp. Những cô gái quê trong áo quê chen giữa rẫy dưa, nghiêng thùng tưới dòng nước mát lành len những dây dưa hấu có đọt tơ non, các cô cười nói rôm rả chẳng thấy gì cực nhọc, như là rất vui…
Anh em chúng tôi giã từ “công trường” Trà Vinh để về nhà anh Hai Bảo ở Sóc Trăng, một đoạn đường dài qua mấy tỉnh. Vậy mà anh ấy đã nhận quà của bà con Trà Vinh, một loại quà trĩu nặng: mấy cặp dưa to tướng! Thế là chiếc Dame be bé đã mang hai người, lại thêm... mấy cặp dưa hấu đựng trong bao, đấy là lứa dưa sớm.
Dọc đường, anh em chúng tôi ghé quán võng ở Vĩnh Long, nằm trong vườn mát rượi, xe thì đem rửa ngoài lộ cho sạch sẽ. Chiếc Dame cũ mèm được phun nước tinh tươm, và theo chủ nhân của nó - anh Hai - thì đấy là thủ tục dọn mình đón Giáng Sinh. Chúng tôi xuôi về…
Mới đó mà đã hơn chục năm. Xứ đạo Đại Hải (Kế Sách - Sóc Trăng) hầu như không có dân ngoại, tất cả đều là bà con giáo dân di cư từ ngoài Bắc vào. Nhà gạch (không tô vữa) liền nhau san sát. Và ngày Chúa Nhật thực sự là một ngày hội, giáo đường tràn ngập sinh khí của bao nhiêu là tấm lòng hướng về Thiên Chúa.
Nhà anh Hai rộn ràng không khí đón Giáng sinh, anh chị và các con đều lộ sắc vui. Nhà cửa vườn tược sạch sẽ, trang hoàng thanh nhã… Mấy cháu con anh chị đều là sinh viên, về từ các trường đại học trên thành phố Hồ Chí Minh và Cần Thơ, ai nấy cũng mang quà cho bố mẹ. Ông ngoại đã rất già, song khí trời dường như mang đến cho ông sức sống mới…
Giáng sinh. Anh Hai đưa tôi đi nhà thờ cách nhà độ ba trăm mét. Ở đấy tôi thấy quang cảnh lạ: rất nhiều người ở trong sân, sạch sẽ, tinh tươm, lặng lẽ trật tự. Vào lễ, thánh đường ngân vang tiếng chuông, tôi quỳ bên anh Hai nghe Cha giảng, lần đầu. Cuối giờ, sau khi làm việc bác ái, góp tiền cho người nghèo, mọi người được mời lên nhận “quà”: một lời chúc đặc biệt nhân mùa Giáng sinh, mảnh giấy cứng cuộn tròn mà nội dung phải về nhà mới biết! Tôi mân mê “quà” trong tay, lòng hồi hộp lắm.
Tôi và anh Hai hòa trong dòng người rời nhà thờ, xuôi theo quốc lộ, ra về… Tôi nôn nóng mở ngay “quà” khi vừa về đến nhà, một dòng chữ chân phương in màu trên giấy bóng, có hoa văn rất đẹp: “Hãy làm mọi sự vì đức ái”, có ghi chú rõ trích dẫn từ Thánh Kinh. Thật là một câu hàm súc, mạnh mẽ, thánh thiện. Mấy con anh Hai lần lượt mở “quà” và đọc to câu mình được nhận. Chị Hai ý nhị bình luận câu của tôi trước nhất, “chú nhận được một câu thật sâu sắc đấy nhé, chú hãy làm như thế!”. Thật nhẹ nhàng…
Đấy, Giáng sinh năm 2000 đọng lại như thế, cho đến bây giờ, khi anh Hai Bảo đã về nước Chúa được mấy năm, và các con anh đều đã thành đạt, có cháu đã ra nước ngoài. Thỉnh thoảng tôi lại gọi điện hỏi thăm chị Hai, và nhắc lại kỷ niệm Giáng sinh năm ấy, chị luôn cười…
Vâng, quà Giáng sinh đầu tiên tôi được nhận là như thế, “Hãy làm mọi sự về đức ái”. Mới đấy mà đã hơn mười năm…
Nguyễn Thành Công (Bạc Liêu)

Bộ tộc đầu dài kỳ quái ở Congo

Trong quan niệm về cái đẹp của bộ tộc Mangtebu ở Congo, đầu của ai càng dài thì càng đẹp và cũng chứng tỏ người đó cao quý và thông minh hơn những người khác. 
Sắc đẹp tỷ lệ thuận với chiều dài của đầu

Theo cách làm đẹp này, những người trong bộ tộc phải làm cho phần đầu của mình dài hơn bình thường càng nhiều càng tốt. Song, chiếc đầu không chỉ đơn thuần được kéo dài ra theo phương thẳng đứng thông thường mà phải nghiêng về phía sau và tạo mới mặt đất một góc khoảng 45 độ mới được cho là đẹp.

Trong quan niệm của người Mangbetu, người sở hữu chiếc đầu dài sẽ được cho là có địa vị cao hơn trong xã hội, thông minh và gần gũi với các thần linh hơn. 
1-4-6616-1387439688.jpg
Phụ nữ Mangbetu với kiểu đầu đặc trưng.
Họ cũng tin rằng việc kéo dài đầu sẽ khiến các thần linh hài lòng và nhờ đó sẽ phù hộ và mang đến những điều tốt lành cho bộ tộc. Bởi vậy, từ khi còn nhỏ, những người Mangbetu đã chấp nhận đau đớn để có một chiếc đầu dài đẹp như ý muốn.

Đối với phụ nữ, người Mangbetu cũng quan niệm, cô gái sở hữu chiếc đầu dài và có độ nghiêng hợp lý được cho là một phụ nữ đẹp. Ngoài ra, người phụ nữ đó sẽ càng đẹp hơn nếu như họ sở hữu một cái trán phẳng. Để có được cái trán phẳng phải phụ thuộc rất nhiều vào bàn tay khéo léo của những người làm nhiệm vụ kéo dài đầu.
Gian nan quá trình kéo dài đầu

Việc kéo dài đầu phải tiến hành ngay từ khi đứa trẻ vừa tròn một tháng tuổi, bởi lúc ấy, phần xương sọ còn mềm và dễ nắn chỉnh. Những bà mẹ sẽ đảm đương công việc đòi hỏi sự khéo léo và cẩn thận này. Họ dùng vải mềm quấn chặt nhiều vòng từ trán đến hết phần đỉnh đầu của em bé. Đôi khi, họ có thể thay thế vải bằng một loại sợi được tước từ thân một loài cây bản địa. 

Việc quấn vải chặt từ phần trán là bí quyết giúp các bé gái khi lớn lên có trán phẳng đẹp như mong muốn. Vải và dây sẽ được quấn trên đầu của các em nhỏ liên tục trong nhiều năm để làm phần đầu thóp lại và dài ra. Thông thường, những chiếc đầu có thể dài ra gấp rưỡi hoặc gấp đôi so với kích thước trước khi được kéo dài.
Phần đỉnh đầu sẽ được quấn chặt tay hơn để đảm bảo rằng chiếc đầu thuôn nhỏ dần về phía cuối. Nếu phần đầu được kéo dài ra chưa đủ độ nghiêng, những bà mẹ sẽ dùng thêm dây vải để buộc chéo từ đỉnh đầu ra trước trán nhằm giữ cho phần xương sọ luôn được kéo nghiêng về phía sau gáy. 
Khi phần xương sọ đã dài ra và cứng lại thành hình dạng cố định, dây quấn trên đầu sẽ được gỡ bỏ. Những bé trai có thể vui vẻ tận hưởng cuộc sống với chiếc đầu dài như bố và ông của mình, còn những bé gái sẽ thực hiện những bước tiếp theo để tô điểm cho chiếc đầu thêm phần xinh đẹp. 
Tóc của những bé gái sẽ được tết chặt và buộc gọn lại ở đỉnh đầu. Sau đó, những bà mẹ sẽ cho con gái mình đội một chiếc khung để tạo hình kiểu tóc. Chiếc khung bao gồm một phần để chụp vào đầu và một phần to hơn, xòe ra trông giống một chiếc loa nhằm ăn gian chiều dài của chiếc đầu. 
Gọi là khung nhưng thực chất nó rất mềm, thoáng và không làm trầy xước da đầu vì được đan từ vỏ cây. Chiếc khung được chụp cố định vào đỉnh đầu và thông thường những bé gái sẽ đeo chúng cho đến hết đời. Trông xa, những chiếc khung được bện từ vỏ cây chẳng khác nào những kiểu tóc giả làm tăng sự quyến rũ của phụ nữ Mangbetu.
3-1-6107-1387439688.jpg
Một bé trai sau khi kéo dài đầu.
Theo những bậc lão niên trong bộ tộc, phong tục khác người này đã có từ khá lâu và do một số phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc trong xã hội người Mangbetu nghĩ ra. Những người phụ nữ này đã thực hiện với những đứa con của mình và sau đó nó được nhân rộng ra khắp bộ lạc và được những đời sau duy trì. 
Một điều thú vị là quan niệm về cái đẹp của bộ tộc Mangbetu lại có rất nhiều nét tương đồng với một số bộ lạc khác trên thế giới khi tiêu chí đánh giá cái đẹp đều dựa vào… độ dài. 

Mặc dù chiếc đầu dài là biểu tượng cho cái đẹp song nó cũng mang lại không ít phiền hà trong đời sống sinh hoạt hàng ngày của những người dân bộ lạc Mangtebu. Do phần đầu dài ra nghiêng về phía sau gáy nên gây khó khăn cho việc nằm ngủ, bởi người Mangtebu không thể nằm thẳng mà chỉ có thể nằm nghiêng hai bên hoặc nằm xấp. 
Những chiếc gối cũng phải được thiết kế lớn hơn thông thường để vừa với những chiếc đầu to ngoại cỡ. Đồng thời, việc đội những bộ khung dính chặt vào tóc cũng gây trở ngại và mất thời gian trong việc vệ sinh đầu tóc của phụ nữ trong bộ lạc.  
4-1-9175-1387439688.jpg
Các em bé được mẹ kéo dài đầu từ khi rất nhỏ.
Thêm vào đó, vải hoặc sợi cây quấn chặt đầu các em bé từ khi mới một tháng tuổi cũng bị cho là ít nhiều gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.
Từ nhiều năm nay, những người Mangbetu trẻ tuổi đã không còn mặn mà với tập tục kéo dài đầu nữa bởi cách thức tiến hành cầu kỳ và tốn thời gian. Mặt khác, họ cũng cho rằng chiếc đầu quá khổ là không cần thiết và gây nhiều bất tiện cho cuôc sống hiện đại. 
Dù vậy, những người Mangbetu vẫn kể cho con cháu nghe về những phong tục của ông bà, tổ tiên mình. Họ cũng lưu giữ rất nhiều những bức tượng gỗ tạc hình người phụ nữ Mangbetu với chiếc đầu dài và mái tóc được tạo hình cầu kỳ như một biểu tượng đặc trưng cho vẻ đẹp vốn không thể lẫn với bất kỳ bộ lạc nào khác.
VTC

Thiếu gia chi 10 tỷ đồng để tâm sự 15 phút với người đẹp

Chân dài - đại gia là cụm từ khá quen thuộc với giới nhà giàu Ả Rập.
Không chỉ nổi tiếng là một đất nước có nhiều tỷ phú nhất nhì thế giới mà Ả Rập còn được biết đến là nơi “tụ hội” của các đại thiếu gia thuộc ăn chơi bậc nhất. Từ việc tiêu tiền hoang phí cho những “thú vui xa xỉ” như siêu xe hay nuôi sư tử trong nhà. Và không thể không nhắc đến những mỹ nhân chân dài khi nói tới các đại gia xứ Ả Rập.
“Tán chuyện” với nữ diễn viên hâm mộ trong 15 phút
Hoàng tử giấu tên vùng Trung Đông đã ngỏ ý muốn được làm quen với người đẹp "Chạng Vạng" thông qua nhà sản xuất phim Harvey Weinstein. Hoàng tử khẳng định sẽ quyên góp số tiền lớn cho các nạn nhân cơn bão Sandy nếu được gặp gỡ Kristen Stewart. Bởi vậy, Harvey đã đứng ra "mai mối" và trổ tài thuyết phục Kristen.
Để gặp gỡ Kristen Stewart 15 phút, thiếu gia Ả rập đã chi hơn 10 tỷ đồng.
Tiết lộ trên trang New York Times, nhà sản xuất phim Harvey Weinstei cho biết tại liên hoan phim Toronto, ông đã nói chuyện với Kristen Stewart về vấn đề Hoàng tử Ả Rập muốn gặp mặt và trò chuyện với cô. Thật bất ngờ khi nữ diễn viên “Chạng Vạng” hỏi anh chàng sẽ trả giá bao nhiêu cho cuộc gặp mặt này.
Trước tình huống đó, nhà sản xuất phim Harvey đã gặp trở lại Hoàng tử Ả Rập để thương thuyết về thù lao gặp mặt. “Quá ngạc nhiên khi anh ta đồng ý sẽ trả 500.000 USD để được trò chuyện cùng Kristen Stewart tròn 15 phút.” – Harvey cho biết.
Trước đó, Hoàng tử Ả Rập đã khẳng định anh sẽ quyên góp số tiền lớn để ủng hộ cho những nạn nhân chịu ảnh hưởng từ cơn bão Sandy nếu như được gặp nữ diễn viên “Chạng Vạng”. Đây là lý do khiến nhà sản xuất phim Harvey ra tay giới thiệu cuộc gặp gỡ giữa hai người và đây cũng là nguyên nhân chính để Kristen hỏi giá gặp mặt.
Sau khi cuộc gặp gỡ giữa Hoàng tử Ả Rập và Kristen diễn ra tại một nhà hàng ở gần Madison Square Garden, New York trong vòng 15 phút, nữ diễn viên “Chạng Vạng” đã có thể bổ sung thêm 500.000 USD vào quỹ từ thiện.
Tung tiền như rác để lấy lòng người đẹp tại phòng karaoke
Một đại gia Ả Rập, được cho là con trai của hoàng tử Alwaleed Bin Talal Bin Abdul Aziz al Saud, một trong những đại gia giàu nhất thế giới với khối tài sản lên đến hơn 31 tỷ USD trong phòng hát đã vung tiền chỉ để được nghe người đẹp hát trong một quán karaoke sang trọng, xung quanh có rất nhiều bảo vệ. Trong lúc thiếu nữ hát thì đại gia liên tục cầm những cục tiền tung lên khiến tiền rơi đầy xung quanh cô gái.
Thậm chí, phía sau đại gia là một bàn để đầy những cọc tiền và một vệ sĩ sẵn sàng đưa tiền mỗi khi đại gia cần.
Thế mới biết để lấy lòng các mỹ nhân, đại gia xứ Ả Rập đã phải chi không ít tiền cho những cuộc mua vui xa xỉ như thế này.
Tại Ả Rập, những yếu tố để chứng minh anh là người giàu có thì ngoài siêu xe, nuôi động vật hoang dã thì anh cần phải có chân dài. Việc sở hữu những món tài sản kếch xù phải đi kèm với việc anh phải chịu chơi. Chính vì thế, cụm từ đại gia chân dài không quá lạ lẫm đối với giới nhà giàu Ả Rập.
Hải Minh

Ai cũng được xử phạt báo chí? - Đi ngược xu thế chung

Trước quy định cho phép hàng loạt cấp, ngành được xử phạt báo chí đưa tin sai sự thật gây rối rắm, bất khả thi... đông đảo bạn đọc, các chuyên gia và cơ quan chức năng đã lên tiếng phản ứng. 
 
Theo luật sư Nguyễn Thanh Lương, Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư tỉnh Bến Tre, một trong những nhiệm vụ của báo chí đã được thể chế hóa trong luật Báo chí là nhiệm vụ đấu tranh phòng chống các hành vi vi phạm pháp luật và các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, trong đó nhà báo còn có nghĩa vụ bảo vệ nhân tố tích cực đấu tranh phòng chống các tư tưởng hành vi sai phạm trong xã hội. Do đó, hoạt động báo chí đôi lúc sẽ gặp những rủi ro nghề nghiệp, nhưng hiện chưa có quy định miễn trừ báo chí để bảo vệ phóng viên, nhà báo khi tác nghiệp. Nay Chính phủ ban hành nhiều nghị định (NĐ) trong lĩnh vực thống kê; quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn; giáo dục; khí tượng thủy văn, đo đạc và bản đồ… có quy định xử phạt cá nhân và tờ báo khi có hành vi thông tin sai sự thật, đưa tin không đúng sự thật..., trong khi các hành vi này đã có chế tài xử phạt theo NĐ 02 NĐ-CP và NĐ 159 NĐ-CP áp dụng từ ngày 1.1.2014, dẫn đến gây chồng chéo, bất an về mặt tâm lý đối với phóng viên khi tác nghiệp và tạo thế ỷ quyền cho một số cá nhân lạm dụng, tiêu cực; chưa kể là trái nguyên tắc xử lý về một hành vi vi phạm hành chính (chỉ bị xử phạt một lần). “Do vậy, cần phải điều chỉnh hủy bỏ phần quy định chồng chéo nêu trên, trường hợp phát hiện sai phạm thì kiến nghị cơ quan chức năng quản lý báo chí xử phạt để nhằm đảm bảo tính thống nhất về lãnh đạo và quản lý, nhất là trong bối cảnh hiện nay nghề đặc thù báo chí cần được quan tâm, bảo dưỡng”, luật sư Lương kiến nghị.
Luật sư Nguyễn Hữu Thế Trạch, Đoàn luật sư TP.HCM, cũng cho rằng quy định cho nhiều ngành xử phạt báo chí là đi ngược xu thế chung của thế giới và phá vỡ tính thống nhất quản lý ngành cũng như tính nguyên tắc một hành vi vi phạm chỉ xử phạt một lần. Trong luật Báo chí, NĐ 51, NĐ 02, NĐ 159 đã có đầy đủ hành lang pháp lý quy định quyền, trách nhiệm và chế tài xử phạt cụ thể cho từng hành vi tác nghiệp của phóng viên cũng như tờ báo nơi quản lý phóng viên đó, nếu có vi phạm. “Việc ban hành nhiều quy định xử phạt như hiện nay, giống như cảnh một cổ mà phải đeo nhiều ách. Quy định như vậy sẽ làm hạn chế tiếng nói phản biện của báo chí, công cụ sắc bén của báo chí cũng cùn đi, tính thông tin đa chiều trên báo chí cũng sẽ giảm. Rõ ràng, quy định của luật Báo chí trao cho nhà báo, tờ báo nhiều quyền để hoạt động nhưng các NĐ trong những lĩnh vực khác lại đặt ngay trước cửa một cái bẫy, treo một dây thòng lọng “canh” để phạt làm mất tính tự do báo chí. Việc ngành ngành tự quy định xử phạt báo chí sẽ gia tăng sự lạm quyền, gây trở ngại, ảnh hưởng đến tác nghiệp báo chí, hạn chế thông tin những vụ việc tiêu cực trên báo chí”, luật sư Trạch phân tích và kiến nghị: “Bộ Tư pháp cần phải nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi những quy định tréo ngoe nói trên, ban hành những quy định phù hợp luật Báo chí”.
Rà soát, loại bỏ mâu thuẫn
Nói về tình trạng trên, ông Hà Minh Huệ, đại biểu QH, Phó chủ tịch Hội Nhà báo VN cho rằng sẽ rất khó áp dụng thực tế vì có nhiều điểm “vênh”. Theo đó, NĐ 02/2011/NĐ-CP quy định xử phạt hành vi vi phạm quy định về nội dung thông tin như thông tin sai sự thật là 5 triệu đồng (điểm a, khoản 2, điều 7), trong khi cũng hành vi tương tự như vậy thì tại NĐ 79/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực thống kê đưa ra mức phạt 30 triệu đồng. Theo khoản 4, điều 7, NĐ 02 thì việc đưa tin sai sự thật gây hậu quả nghiêm trọng mới bị phạt đến 30 triệu đồng, trong khi đó, chỉ cần đưa tin sai sự thật về số liệu thống kê, không cần hậu quả cũng đã bị phạt đến 30 triệu đồng... “Sự “vênh” này có thể gây khó khăn cho việc áp dụng, khó cho việc xác định áp dụng văn bản pháp luật nào để xử phạt. Do đó, tôi cho cho rằng các cơ quan chức năng cần phải rà soát các văn bản để loại bỏ các mâu thuẫn trên”, ông Huệ nói.
Ông Nguyễn Sỹ Cương, Ủy viên thường trực Ủy ban Pháp luật của QH cho rằng không chỉ gây ra sự chồng chéo, giẫm chân lên nhau mà đang có sự hiểu không đúng của các cơ quan chức năng. “Việc ban hành các NĐ về xử phạt hành chính đối các cơ quan chuyên ngành thực hiện trên quan điểm mở rộng các đối tượng, bao quát được các hành vi nhưng không có nghĩa là đưa thêm cả những đối tượng ngoài phạm vi quản lý của mình. Ví dụ, các hành vi trốn thuế, kê khai thuế gian dối thì xử phạt là việc cơ quan thuế, còn báo chí đưa tin sai thì thanh tra thuế chỉ nên kiến nghị để Thanh tra Bộ TT-TT xử lý là được”, ông Cương nói.
Trong khi đó, trả lời PV Thanh Niên, một số cán bộ có trách nhiệm của Bộ Tư pháp cho rằng các NĐ về xử phạt về hành chính hiện nay như một “ma trận” nên không thể trả lời được báo chí ngay nếu không kiểm tra, rà soát.
Lê Nga - Thái Sơn

Dịch vụ đăng ký logo thương hiệu độc quyền cùng Việt Tín

Việt Tín chúng tôi xin giới thiệu với quý bạn và các vị dịch vụ đăng ký logo thương hiệu độc quyền cho các doanh nghiệp và cá nhân có nhu cầu ...

Chúng tôi là một trong các thương hiệu tư vấn luật lớn nhất cả nước, chúng tôi với chuyên viên tư vấn nhiều kinh nghiệm và sự am hiểu sâu sắc luật sở hữu trí tuệ nên chắc chắn sẽ giúp quý khách tiết kiệm thời gian và tiền bạc, chúng tôi trợ giúp bạn hoàn thành hồ sơ trong ngày nên bạn hoàn toàn yên tâm !

Chuẩn bị hồ sơ đăng ký

  1. Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (02 bản sao);
  2. Mẫu logo cần đăng ký;
  3. Miễn phí tra cứu đơn: Để xác định khả năng logo chuẩn bị đăng ký có thể tương tự hay trùng lắp với nhãn hiệu đã nộp đơn tới Cục Sở hữu trí tuệ hoặc đã được cấp Giấy chứng nhận tại Việt Nam hay chưa, logo của quý doanh nghiệp sẽ được tra cứu hoàn toàn miễn phí;
  4. Trong vòng 02 ngày sẽ có kết quả bằng văn bản và các đối chứng cụ thể.
Tham khảo thêm các thông tin khác tại đây: http://mcjambi.blogspot.com/2013/12/ang-ky-logo-thuong-hieu-oc-quyen-cua.html