Đơn giản thủ tục phòng cháy, chữa cháy

Từ ngày 15-7, trước khi đưa cơ sở phòng cháy chữa cháy (PCCC) vào hoạt động, thay vì phải xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về PCCC, người đứng đầu cơ sở hoặc chủ phương tiện chỉ cần có văn bản thông báo cam kết với cơ quan cảnh sát PCCC về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về PCCC; đồng thời, gửi kèm theo các giấy tờ, tài liệu chứng minh việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện an toàn về PCCC.

Đây là nội dung trong Nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22-5-2012 của Chính phủ ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số 130/2006/NĐ - quy định chế độ bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.

Một buổi diễn tập PCCC


Tại Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
1. Phương án chữa cháy phải bảo đảm các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:
a) Nêu được tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy;
b) Đề ra tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra, khả năng phát triển của đám cháy theo các mức độ khác nhau;
c) Đề ra kế hoạch huy động, sử dụng lực lượng, phương tiện, tổ chức chỉ huy, biện pháp kỹ thuật, chiến thuật chữa cháy và các công việc phục vụ chữa cháy phù hợp với từng giai đoạn của từng tình huống cháy.

2. Trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy
a) Người đứng đầu cơ sở, trưởng thôn, trưởng ấp, trưởng bản, tổ trưởng tổ dân phố, chủ rừng, chủ phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy chịu trách nhiệm tổ chức xây dựng phương án chữa cháy sử dụng lực lượng, phương tiện tại chỗ trong phạm vi quản lý của mình (gọi chung là phương án chữa cháy của cơ sở); Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, người đứng đầu cơ sở thuộc danh mục do Bộ Công an quy định tại Điểm b Khoản này có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy xây dựng phương án chữa cháy cho khu dân cư, cơ sở do mình quản lý theo hướng dẫn của Bộ Công an;
b) Cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy cơ sở và khu vực dân cư cần huy động lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và của nhiều cơ quan, tổ chức hoặc nhiều địa phương (gọi chung là phương án chữa cháy của Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy);
Bộ Công an quy định danh mục cơ sở, khu dân cư do cơ quan Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm xây dựng phương án chữa cháy.
c) Phương án chữa cháy phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời khi có những thay đổi về tính chất, đặc điểm nguy hiểm về cháy, nổ, độc và các điều kiện liên quan đến hoạt động chữa cháy.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Đề nghị sử dụng từ ngữ lịch sự hoặc nhận xét sẽ không bao giờ được hiển thị