Vậy, khi những người có mối quan hệ như trong công ty hợp danh nhưng lại muốn hạn chế bớt rủi do trong kinh doanh (hay là họ không muốn chịu trách nhiệm vô hạn định với các khoản nợ của công ty) mà muốn cùng làm ăn thì họ phải làm thế nào?
Thực tế mà nói, vấn đề liên đới chịu trách nhiệm vô hạn định hay là hữu hạn với các khoản nợ chỉ có ý nghĩa trong trường hợp công ty phá sản. Không ai dám nói rằng công ty mình không bao giờ phá sản, vì vậy mà chúng ta cần xét đến tất cả các trường hợp. Và như vậy hình thức công ty TNHH là phù hợp nhất cho họ, các thành viên có mối quan hệ như thành viên hợp danh, góp vốn như thành viên công ty cổ phần và một lẽ đương nhiên họ chỉ chịu trách nhiệm trong giới hạn phần vốn góp của mình.
Nhưng công ty TNHH có hai thành viên thì lại nảy sinh những vấn đề thực tế rất phức tạp, mà luật của chúng ta lại chưa nói tới. Ví dụ như trong trường hợp một thành vên muốn họp hội đồng thành viên còn thành viên kia cương quyết không họp thì cuộc họp có được tiến hành với một người không? Rồi cách thức thông qua biên bản cuộc họp như thế nào, chẳng lẽ một người tự biểu quyết với mình?....
Do mang tính chất luật tư cho nên luật Doanh Nghiệp của chúng ta rất tôn trọng thỏa thuận của các bên(tất nhiên là thỏa thuận không trái luật). Do vậy mà trong nhiều điều luật có “tùy vào thỏa thuận của các bên”. Vậy trong trường hợp công ty TNHH 2 thành viên này, luật thiếu quy phạm điều chỉnh thì ta phải quan tâm đến thỏa thuận giữa hai người trong việc thành lập công ty hay nó chính là điều lệ công ty.
Từ luật thực định và thực tế hoạt động của các công ty cho thấy, khi thành lập công ty TNHH 2 thành viên cần thỏa thuận rõ trong điều lệ một số điểm sau:
Một thành viên với bất kì tỉ lệ vốn góp nào cũng có quyền triệu tập cuộc họp hội đồng thành viên
Cuộc họp hội đồng thành viên vẫn được tiến hành trong trường hợp có một thành viên tham gia
Trong trường hợp cuộc họp hội đồng thành viên chỉ có một thành viên thì thành viên có mặt được quyền quyết định
Các trường hợp nhập, chia, tách công ty, thành lập công ty con, thay đổi vốn điều lệ, chuyển trụ sở công ty… phải do hội đồng thành viên nhất trí. (dấu ba chấm là tùy thuộc vào đặc điểm, điều kiện cụ thể mà chúng ta thỏa thuận thêm.
Một điều tối kỵ cần tránh trong điều lệ công ty là để dấu ba chấm). Trên đây là một vài điểm lưu ý nhìn từ góc độ luật để cho các thương nhân tránh lâm vào tình trạng rắc rối dẫn đến thiệt hại đáng tiếc. Rất mong nhận được ý kiến góp ý của các thành viên SAGA để được học hỏi.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Đề nghị sử dụng từ ngữ lịch sự hoặc nhận xét sẽ không bao giờ được hiển thị